Ngày nay những kẻ phê bình thường coi tranh Tống là tranh Họa Viện ít
có giá trị, rồi quay sang với tranh Nguyên, bởi vì tranh Tống mạnh về chi
tiết mà yếu về tinh thần. Tuy nhiên, không dễ gì có thể đạt đến tầm của
tranh nhà Tống, mặc dù tranh đời Nguyên có thể được coi là ngang tầm ấy.
Chẳng phải nghệ thuật của Hoàng Công Vọng đã chịu ảnh hưởng của Hạ
Khuê và Mã Viễn đó sao? Chẳng phải Vương Mông cũng chịu ảnh hưởng
của Đổng Nguyên và Phạm Khoan đó sao? Tiễn Tuyển chẳng qua là Hoàng
Thuyên trong bộ trang phục mới, và Thịnh Mâu chỉ là người bắt chước Lưu
Tùng Niên đó thôi. Triệu Mạnh Phủ, được trời phú cho tài lạ, vẫn lấy những
nét viền của Mã Hòa Chi, bố cục của Lưu Tùng Niên và Lý Thành, màu sắc
của Triệu Bách Câu và Lý Tung, và cái cảm giác về sự sống trong những
khoảng không rộng lớn của Hạ Khuê và Mã Viễn. Và chung cục là ông
không giống bất kì một người nào trong số đó, mà ra được một phong cách
riêng biệt, lịch lãm và ấm áp, khiến người xem phải động lòng như gặp
được một người đàn bà đẹp vậy. Quả thật ông là một danh họa độc đáo
trong thế hệ của mình, nổi bật trong giới sỹ phu học giả, mà kỹ thuật vẫn
hoàn toàn theo truyền thống, không có chút gì phản lại hội họa chính giáo
cả. Còn những người khác thì có Vương Mông, Hoàng Công Vọng, con trai
Triệu Mạnh Phủ là Triệu Vĩnh, và Nghê Toản nổi bật là có cái thần của Văn
Nhân Họa; Tào Chi Bạch, Cao Khắc Cung, Vũ Trấn…[và nhiều tên khác
không dịch] nổi bật về tài khéo trong kỹ thuật; Trịnh Tử Trinh…[và nhiều
tên khác không dịch] về không khí lãng mạn yên bình. Tất cả họ đều là họa
sỹ đời Nguyên, giỏi trong thời của họ, nhưng nhất định không thể vượt
được các họa sỹ đời Tống. Riêng đối với Triệu Mạnh Phủ, Hoàng Công
Vọng và Vương Mông, thì ngay các danh họa Tống, nếu có tái sinh và được
xem tranh họ, cũng phải bái phục cái vẻ quyến rũ thiên nhiên trong tranh
của họ vậy.
Ngày nay người ta hay nói đến “thi khí” (cái thần của thi ca). Cái gọi là
“thi khí” này là để chỉ những học giả biết vẽ theo phong cách tự lệ (thư
pháp viết theo kiểu chữ lệ), hoàn toàn dựa vào cái sinh khí có nhịp điệu để
nắm bắt cái quyến rũ tự nhiên ở bên ngoài cái vẻ thú vị vật chất. Họ nói