Đường (ở ngôi từ 962 đến 978) cũng là một nhà thơ và nhà thư pháp phi
thường; còn vua Hậu Chủ của nước Trần đầy bi kịch (ở ngôi từ 583 đến
588) cũng là một nhà thơ.
Phê bình nghệ thuật bắt đầu có ở Trung Quốc trong giai đoạn thế kỷ 4
đến thế kỷ 6. Ý thức thẩm mỹ phát triển rất cao ở miền ¬Nam trong giai
đoạn này. Trong lúc ở miền Bắc, điêu khắc và tranh chân dung với chủ đề
tôn giáo phát triển mạnh, thì ở miền Nam, Vương Hi Chi (321-379) đạt đến
đỉnh cao thư pháp của mọi thời đại. Thẩm Việt (441-513) đặt ra luật định
cho giọng điệu của cái sau này được gọi là “Đường thi” – thơ Đường.
Chung Ưởng (khoảng năm 500) viết những bài phê bình thơ sau này trở
thành cổ điển, còn Tạ Hách (năm 490), người Nam Tề, thì viết ra những
phép tắc cho hội họa mà sau này được gọi là “Lục Pháp” – 6 Điển Luật của
hội họa. Khái niệm “khí-vận sinh-động”của Tạ Hách đã được tất cả mọi
thời đại sau này chấp nhận là điển luật đầu tiên của hội họa Trung Quốc.
Cũng vậy, trong hoàn cảnh tao loạn của nửa đầu thế kỷ thứ 10 trong thời
Ngũ Đại, nghệ thuật tranh phong cảnh điển hình của Trung Quốc đã ra đời
với ảnh hưởng sâu sắc của Kinh Hạo và Quan Đồng. Từ thời nhà Đường đã
có nhiều họa sỹ vẽ phong cảnh, nhưng phải qua thời Ngũ Đại và tiếp đó là
nhà Tống, phong cảnh mới thực sự phát triển thành một nghệ thuật. Có thể
coi Lý Thành (916-967) là họa sỹ phong cảnh lỗi lạc nhất trong số này.
Tranh ông bố cục hợp lý và hài hoà hơn, các giải pháp viễn cận của ông gần
với tự nhiên hơn. Các họa sỹ của thế kỷ 11 tiếp theo như Quách Nhược Hư
(Trích đoạn 12) và Mễ Phi (Trích đoạn 14) rõ ràng đã đánh giá Lý Thành
cao hơn Đổng Nguyên. Nhưng các thủ pháp kỹ thuật quá điêu luyện của
Đổng Nguyên và Cự Nhiên có vẻ vẫn ảnh hưởng lâu dài hơn nhờ chính
những hiệu quả mạnh mẽ của chúng.
Ta cũng phải nhớ rằng thời Ngũ Đại loạn lạc ấy cũng đã khiến cho nghệ
thuật vẽ chim, hoa, cầm thú, và côn trùng phát triển đến mức hoàn thiện qua
các tác phẩm của Từ Hy ở Nam Đường, và của Hoàng Thuyên và con trai
ông ở Tứ Xuyên, hai trung tâm nghệ thuật của giai đoạn đó. Chu Văn Cự ở
Nam Đường (936-975) có thể được coi là họa sỹ tiêu biểu của thể loại chân