HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 15

rất không hiện thực trong con mắt của người xem hiện tại. Tâm lý nệ truyền
thống, sùng bái “cổ pháp”, đã ngăn trở sự phát triển của những yếu tố độc
đáo và mới lạ. Chỉ vì thầy Đổng Nguyên chấm những chấm nhỏ dọc đường
viền mô tả các đỉnh núi, mọi người ai cũng bắt chước thầy, và núi non trong
các tranh phong cảnh Trung Quốc đều có những chấm nhỏ trên đỉnh như
thế trong một thời kì rất dài – một tình trạng bế tắc và sai lầm hiển nhiên.
Cho nên khi Mễ Phi tuyên bố “các đỉnh núi của Đổng Nguyên không đẹp,”
và “núi của họ Đổng thật thô thiển”, thì đó là những tuyên bố có ý nghĩa lớn
lao trong lịch sử hội họa Trung Quốc.

Trong gần 300 năm (317 đến 588), Trung Quốc bị phân chia Nam-Bắc do

miền Bắc bị các bộ tộc ngoại lai xâm lược. Thời kì từ năm 386 đến năm 588
thường được gọi là thời Nam Bắc Triều. Có thể nói như một qui luật rằng ở
Trung Quốc, nghệ thuật thường phát triển mạnh mẽ vào thời loạn. Trong
một số trường hợp, có thể nghĩ rằng có lẽ tâm lí tuyệt vọng đối với tình hình
chính trị hiện hành đã khiến con người ta quay sang dồn hết tâm lực sáng
tạo cho nghệ thuật. Thời Nam Bắc Triều là như vậy. Thời Ngũ Đại Thập
Quốc ở nửa đầu thế kỷ 10 cũng thế. Rồi đến thời Nguyên cũng vậy, là thời
của các bậc thầy Nam Phái. Sau này, cuộc xâm lăng và hình thành triều đại
Mãn Châu cũng lại sản sinh ra hai thiên tài và ẩn sỹ độc đáo nhất của nghệ
thuật Trung Hoa: Thạch Đào và Bát Đại Sơn Nhân.

Khi các bộ tộc ngoại lai xâm lược miền Bắc Trung Quốc, các dòng họ

lớn có truyền thống văn hoá lâu đời bỏ đất bắc đi về phía nam, vượt qua
sông Dương Tử, về vùng quanh Nam Kinh, Hàng Châu, và tiếp tục lối sống
xa hoa nhẹ nhàng và rất phong phú của mình. Ở miền Nam, vua Lương
Nguyên Đế (thế kỷ 6) là người yêu chuộng và bảo trợ nghệ thuật vĩ đại.
Cũng như thế, Hoàng Đế Lý Hậu Chủ của Nam Đường là người bảo trợ các
họa sỹ lớn như Kinh Hạo, Quan Đồng, và Đổng Nguyên. Họ yêu nghệ
thuật, nhưng lại để mất vương triều của mình. Thảm nạn của hoàng đế Huệ
Tông, một nhà thơ và họa sỹ của triều đại Bắc Tống, là câu chuyện chung
của các vị hoàng đế bản thân là nghệ sỹ nhưng không phải là một đấng quân
vương giỏi và đều để mất ngôi báu của mình. Chính Lý Hậu Chủ của Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.