HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 14

II

Bốn Trích đoạn đầu của cuốn sách này là các tư liệu ngắn lượm lặt qua

vài thế kỷ kể từ thời Khổng Tử, chủ yếu có ý nghĩa lịch sử qua những lời đề
cập đến hội họa của chúng. Trích đoạn 9 có một câu chuyện đầu đuôi rõ
ràng hơn và đề cập đến giai đoạn từ thượng cổ đến năm 841 sau Công Lịch,
được tiếp nối trong Trích đoạn 12, là Trích đoạn về giai đoạn từ năm 689
đến năm 1074.

Thể loại tranh chân dung ngự trị phần lớn giai đoạn từ đầu đến tận thời

nhà Đường. Cùng với việc Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, giai đoạn
các thế kỷ thứ 4, 5, và 6 chứng kiến bước tiến mạnh mẽ của các tác phẩm có
ý tưởng tôn giáo, với rất nhiều tượng đá ở Vân Cương và Long Môn, cũng
như vô vàn các tác phẩm bích họa, hầu hết có đề tài tôn giáo, trong các
hang động Đôn Hoàng
. Tào Bát Hưng (thế kỷ 3) và Trương Tăng Dụ (thế
kỷ 4) được lịch sử Trung Quốc coi là những nghệ sỹ đầu tiên chịu ảnh
hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo (Hindu). Người ta tin rằng họ Trương là
người đầu tiên sử dụng kỹ thuật dùng các mảng mực đậm nhạt và rất ít
dùng đường viền trong các bức tranh được gọi là “vô cốt họa” của ông
(không cần dựng hình bằng nét viền, cũng như là không cần xương cốt cho
bức tranh – ND). Kỹ thuật dùng các mảng mực đậm nhạt này được truyền
lại qua nhiều thế kỷ trong thể loại “điểu thú” – tranh vẽ chim và thú vật –
của các họa sỹ trong Hàn Lâm Viện Hội Họa, cũng như trong cái gọi là
phong cách Bắc Phái của họa sỹ Lý Tư Huấn. Trong khi đó, Nam Phái lại
khởi sự và duy trì kỹ thuật dùng những nét bút mạnh nhẹ khô ướt khác nhau
để mô tả chất liệu của vạn vật. Nhờ vào quá trình hoàn thiện của thư pháp,
các nghệ sỹ ngày càng quen với các kỹ thuật đi bút và yếu tố bút pháp thể
hiện qua những đường nét có tiết tấu đã trở thành một đặc tính quan trọng
hàng đầu của Nam Phái nói riêng và của hầu hết hội họa Trung Quốc nói
chung. Người ta say mê luyện bút, tập trung vào hai loại nét là nét viền và
nét mô tả chất liệu trên bề mặt của sự vật. Kỹ thuật mô tả sáng tối theo kiểu
phương Tây phải mãi đến Mễ Phi mới được thử nghiệm (thế kỷ 11). Vì vậy
mà tranh Trung Quốc ngày xưa có những nét mô tả núi non và đá tảng trông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.