3. Dụng mực
Khi mực có vẻ như chỉ là một vết dây bẩn trên mặt lụa thì gọi là “mực
chết”, còn khi nó cho thấy một sắc độ rõ ràng của ánh sáng và bóng tối thì
gọi là “mực sống”. Phân biệt điều này là quan trọng, vì “mực sống” có ánh
sáng của nó, còn “mực chết” thì không.
Có hai cách đưa mực lên giấy: “mực-mảng” và “mực-vỡ”. Nam Phái
phần lớn dùng mực-vỡ, còn Bắc Phái dùng mực-mảng. Nhưng cả hai cách
đều có kết quả sáng láng như nhau. Trong trường hợp dùng mực-vỡ, trước
hết đi nét viền bằng mực loãng, rồi thêm các nét theo bóng sáng tối để tạo
bề mặt gồ ghề. Khi vật đã thành hình, dần dần làm đậm những chỗ cần
thiết, để ý giữ độ ẩm để mực có được hiệu quả mềm mại. Một lần nữa lại
làm sắc nét đường viền và các nét bề mặt bằng mực đặc, hoặc thêm các
chấm rêu dọc các đường viền.
Trong trường hợp dùng mực-mảng, trước hết dùng phấn phác họa tổng
thể bức tranh, sao cho núi, rừng, đá đều có cảm giác nhất quán với nhau.
Sau đó dùng mực nhạt đánh dấu bố cục và định vị những đường gặp nhau
của các mảng khác nhau trong bố cục đó. Nhúng bút vào mực ướt rồi nhanh
chóng dàn mực lên các mảng ấy. Đợi cho khô. Dàn thêm các lần mực ướt
và loãng để làm sẫm dần các vùng tối, như đỉnh trái núi chủ và các vách đá,
và những vùng có mây mù cắt ngang.
Cả Đổng Nguyên và Hoàng Công Vọng đều vẽ những tranh nhan đề
“Núi trôi cỏ ấm”. Chữ trôi và chữ ấm ở đây chỉ những hiệu quả chỉ đạt
được nhờ dụng mực. Đổng Nguyên có lần viết về một trong bức họa của
chính mình rằng, “Đầu suối đã nặng và tròn trịa; cây cỏ mọc đã được phì
nhiêu,” bày tỏ hài lòng với cách dụng mực của mình trong bức tranh đó.
Vương Hiệp (khoảng năm 800) là người đầu tiên dùng kỹ thuật mực-mảng,
nhưng tranh của ông nay không còn nữa. Mễ Phi và con trai Mễ Hữu Nhân,
Phương Tòng Nghĩa và Đổng Nguyên, tất cả đều có thể tạo được hiệu quả
sương mù đang ngày càng nhiều hoặc đang tan đi, và tả được ánh sáng và