HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 198

Lão-mực dùng để tạo không khí cổ kính mờ ảo và để tả các nét bề mặt (nét
sô). Cách dùng lão-mực chủ yếu dựa vào sức lực của đường bút. Bút lông
chạy trên mặt giấy thành tiếng động loạt soạt, sức của nó bắt nguồn từ cổ
tay chứ không phải ngón tay. Kết quả là sức mạnh của đường bút dường
như đâm thủng cả mặt giấy, và những nét vẽ nên sẽ như những cây cổ thụ
đứng trong gió, cứng cỏi, gân guốc, chai sạn. Cách này rất tốt để tả những
vách đá đâm vút lên mây, mặt đất giá băng, cành lá chằng chịt, tạo nên được
một hiệu quả kì diệu. Dùng lão-mực thì lấy bút pháp làm chính. Dùng niểu-
mực thì lấy cái độ chu chảy mượt mà của mực làm chính. Niểu-mực tốt
trong việc tạo sắc thái và không khí (khí-vận) cùng các hiệu quả sương khói
đẹp đẽ nói chung. Lão-mực tốt trong việc dựng cốt giá cho bức tranh và vẽ
thân cây, cành cây, cùng các nét khỏe đẹp của núi non đất đá. Như vậy là
bút đi trước mực đi sau, luôn luôn hòa hợp gần gụi. Bút phải ăn đủ mực và
dẫn mực tới bất kì chỗ nào mà nó phải tới. Đỗ Phủ có một câu thơ, “Thấm
đẫm sinh lực nguyên sơ, bức mành trông như ẩm ướt”, tả được hiệu quả của
việc dụng mực lão luyện.

Ít người hiểu được hai chữ “bút” và “mực”; đặc biệt là chữ “mực” thì rất

ít, rất ít người hiểu. Ta thường thấy người đổ mực lên những chỗ tối và gọi
thế là “mực” (“dụng-mực”). Họ chỉ lấy mực thay thế màu, thật sự không
phải dụng-mực. Khi không có (dụng-) bút thì cũng không có (dụng-) mực.
Khi mực không đi cùng với bút để bộc lộ cái long lanh và biểu hiện của nó,
ta không thể gọi bức tranh ấy là “có bút nhưng thiếu mực” được. Không có
dụng-bút thì không thể có dụng-mực vậy.

Để hiểu được điều bí ẩn này, hãy nghiên cứu kỹ các tác phẩm của các họa

sỹ đời Nguyên, hoặc tranh của Đổng Nguyên. Cách dụng-mực của Hoàng
Công Vọng hài hòa, của Vương Mông tự do khoáng hoạt, của Nghê Toản
nhẹ, của Ngô Trấn giàu có, của Đổng Nguyên long lanh. Bí mật dụng-mực
của các bậc thầy có thể thấy được ở những dấu vết nơi đầu bút đã đi qua, và
cái khác nhau của mỗi người có thể tìm ở những vùng sẫm tối trong tranh
của họ. Ngay trong trường hợp các phong cảnh mây mù của Mễ Phi và
Phương Tòng Nghĩa, thực sự là các mảng mực nhòa chỉ giúp làm tôn những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.