Những đặc tính tiêu biểu này của Bắc và Nam phái đã được Đổng Kỳ
Xương đề cập đến lần đầu tiên vào khoảng năm 1600 khi ông nói đến việc
phân chia của Thiền Tông thành hai chi phái Bắc và Nam. Tuy nhiên, họ
Đổng lại coi Vương Duy là cha đẻ của Nam Phái mặc dù ông không được
xem tranh của họ Vương (họ Đổng sống trong những năm cuối cùng của
đời Minh, khi các nguyên tác của Vương Duy từ thế kỷ 8 là không còn
nữa). Luận điểm này của họ Đổng sẽ đứng được nếu ông chỉ muốn nói đến
việc Vương Duy là người khởi xướng đưa thơ ca vào hội họa và khiến cho
hội họa trở thành một thú tiêu khiển tao nhã của tầng lớp sỹ phu học giả mà
thôi. Họ Đổng có dùng thuật ngữ “văn nhân họa” khi điểm danh các họa sỹ
Nam Phái, nhưng nếu xét theo kỹ thuật vẽ thì tất cả các tài liệu về Vương
Duy lại nói ông sử dụng những đường nét mảnh và tinh vi kết hợp với một
chút mực nhoè tả sáng tối, gần hệt như kỹ thuật Bắc Phái. Câu chuyện về
bức tranh phong cảnh mô tả cảnh sông Gia Lăng dưới thời Đường Minh
Hoàng làm cho người ta nghĩ rằng có lẽ Ngô Đạo Tử mới là cha đẻ của lối
vẽ dùng đường nét có nhịp điệu chứ không phải Vương Duy. Trong câu
chuyện đó, Lý Tư Huấn đã vẽ bức phong cảnh trong một tháng trời, còn
Ngô Đạo Tử chỉ vẽ trong một ngày. Tuyên bố của họ Đổng rằng “Vương
Duy là người đầu tiên sử dụng mực nhòe và do vậy đã thay đổi phương
pháp vẽ theo đường viền” là không hoàn toàn chính xác. Ông còn làm ta
không biết đâu mà lần khi đưa cả Quách Trung Thứ, họa sỹ dùng thước kẻ
để vẽ lâu đài nhà cửa, vào danh sách Nam Phái. Cho nên tôi đồng ý với ý
kiến của Giáo sư Du Chiến Hoa rằng họ Đổng đã chỉ bình phẩm và nhận xét
“theo với sở thích và thiên kiến riêng của chính ông ta”. Cũng như Bernard
Berenson, họ Đổng là nhân vật được coi là sành điệu nhất về hội họa trong
thời của mình và do đó không thể tránh khỏi thói khoa trương và tự phụ.
Thực ra, thời của Đổng Kỳ Xương là lúc Nam Phái đang hợp thời nhất.
Rất nhiều họa sỹ, đặc biệt là các bậc thầy như Hoàng Công Vọng, Triệu
Mạnh Phủ, Nghê Toản, và nhiều người khác, đã phát triển nghệ thuật phong
cảnh với những nét vẽ xơ bút khoáng hoạt; còn phái “văn nhân họa”, với
bút pháp thần tốc, mạnh mẽ hoặc duyên dáng, đã đưa kỹ thuật biểu hiện tiến