xa hơn nữa bằng thủ pháp “mực-vỡ” (tương tự cách vẽ dùng những nét đậm
nổi bật trong bức “Đá núi ở Fontainebleau“ của Cézanne). Đó là thời
thượng, rất được hâm mộ và rất cao giá. Mễ Phi lúc đó đã nâng cao kỹ thuật
mực-mảng của mình và chỉ dùng nét như một yếu tố phụ. Những cái cây
mờ ảo của Mễ Phi rất rung rinh sinh động. Ông không còn chấp nhận những
đỉnh núi nực cười của Đổng Nguyên hoặc Quan Đồng nữa. Nhưng người ta
vẫn chỉ nói đến các họa sỹ biểu hiện sử dụng “mực-vỡ” thời thượng kia mà
thôi. Và cái tên “Nam Phái”, bắt đầu được dùng từ năm 1600, cứ thế trở
thành chính thống. Tất cả các nghệ sỹ khác, kể cả những viện sỹ Họa Viện
(Hàn Lâm Viện Hội Họa), ai vẽ có đường nét chi tiết tinh tế và mô tả chất
liệu bằng sắc độ sáng tối chứ không dùng các nét chấm phá kiểu “mực-vỡ”
đều bị đương thời coi là thợ vẽ hoặc thợ thủ công.
Thường đã là nghệ sỹ kiệt xuất thì rất khó phân loại. Nhân kiệt ai cũng có
phong cách riêng, dấu ấn riêng. Ví dụ, ta không thể dán nhãn Bắc hoặc
Nam Phái cho một họa sỹ như Đường Dần. Thẩm Tông Khiên (Trích đoạn
23) cho rằng không cần thiết phải “gán cho Bắc hoặc Nam Phái” những
nghệ sỹ như Kinh Hạo, Quan Đồng, Lý Thành, Phạm Khoan, Ngô Trấn,
Thẩm Chu và Văn Trưng Minh. Việc phân biệt Nam Bắc phái như vậy là
không hữu ích, và chỉ làm cho thiên hạ nhắm mắt gọi tên mà thôi. Chẳng có
họa sỹ kiệt xuất nào lại không sử dụng cả hai kỹ thuật “mực-vỡ” và “mực-
mảng”, cả đường nét lẫn mảng miếng sáng tối trong bút pháp của mình.
Điều quan trọng là người nghệ sỹ truyền đạt được cái xúc cảm về mảng
và khối ra sao, và trong cách bố cục, ông ta phân bổ rỗng-đặc-động-tĩnh-
nhịp-điệu như thế nào để tạo được một cảm giác nhất quán. Có người đạt
được điều này bằng nét bút, người khác lại bằng mảng miếng đậm nhạt. Các
vấn đề của hơn 20 loại nét khô-ướt-mạnh-nhẹ khác nhau dùng để tả chất sự
vật, rồi thì chuyện những nét bút ấy được họa sỹ thao tác thế nào, đầu bút
vuông góc hay là xiên góc với mặt tranh, chỉ là những tiểu tiết kỹ xảo mà
thôi. Thạch Đào (Trích đoạn 22), tác giả nổi loạn vĩ đại trong nghệ thuật, đã
nhắc nhở chúng ta rằng điều quan trọng là nét bút ấy có liên hệ gì đến bề