HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 23

mình”, Hán tự gọi là “hiển ý”, và hội họa dứt khoát không được sao chép kĩ
thực tại. Như thế, phải vẽ nhanh, ngay lúc đang có cảm xúc, và thường lấy
chủ đề là một khóm tre, vài tảng đá, hoặc giả một nhành mai. Cao trọng
nhất là niềm vui trong các nhịp điệu của thao tác múa bút. Như vậy, trong
loại tranh vẽ tre hoặc nhành mai này, rất dễ đánh giá bút pháp của tác giả
dựa trên các phương diện đường nét, nhịp điệu, nội lực và duyên sắc của
đường bút. Nhưng bức tranh bắt buộc phải có bút lực hùng hậu và duyên
dáng, nếu không, nó sẽ không phải là một tác phẩm hội họa đúng nghĩa.

Ý tưởng đó đã được Tô Đông Pha (Trích đoạn 13) phát biểu lần đầu tiên

ở thế kỷ 11 khi ông viết: “Đánh giá một bức họa theo vẻ giống thực của nó
cho thấy người xem chỉ có đầu óc của con trẻ mà thôi.” Nhưng thực ra, bút
pháp nhanh và có nhịp điệu đã được sử dụng từ thời Trương Tảo (năm 750),
còn kỹ thuật mực mảng và vẽ nhòe là sáng tạo của Vương Hiệp (bút danh
Vương Mực, vào khoảng năm 800). Các đoạn trích trong sách này sẽ cho
thấy thế kỷ 8 là thời gian có rất nhiều sáng tạo độc đáo trong hội họa, với
các nghệ sỹ như Ngô Đạo Tử, LýTư Huấn, Vương Duy, Trương Tảo,
Vương Hiệp. Trong thế kỷ 11 (đời Bắc Tống), Tô Đông Pha và Mễ Phi là
bạn của nhau, đã cùng thúc đẩy hội họa phát triển theo hướng “văn nhân
họa” biểu hiện.

Ảnh hưởng trực tiếp của “văn nhân họa” đã lên đến đỉnh điểm trong nghệ

thuật của Thạch Đào và Bát Đại Sơn Nhân, và sau này là Tề Bạch Thạch
(1863-1957), nhà danh họa thời hiện đại đã từ trần ở tuổi 94. Thời còn trẻ,
Tề Bạch Thạch đã coi Ngô Tuấn Khanh, họa sỹ vẽ hoa, là sư phụ của mình.
Bút pháp rung động khác thường cũng được thấy trong các con ngựa của
Từ Bi Hồng (1896-1953), người đã học vẽ ở Paris và đã kết hợp thành công
kiến thức cơ thể học của phương Tây với bút pháp điêu luyện của Trung
Quốc. Như vậy, “văn nhân họa” – trường phái biểu hiện, đóng vai trò cực
kỳ quan trọng trong lịch sử hội họa Trung Quốc, và vẫn còn trọng yếu đến
tận ngày nay. Trường phái này thường có liên hệ với các thi hào lỗi lạc, như
Từ Vị (1521-1593) và Trịnh Hiệp (1693-1765). Nhiều tác phẩm của các
“cuồng sỹ” trong thế kỷ 18 cũng là thuộc trường phái này. Nó phá tan tình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.