HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 201

và không phải lao tâm khổ tứ gì nhiều cũng đạt được cân bằng và tỉ lệ hoàn
hảo. Lúc ấy mới có thể nói mình là bậc thầy bố cục.

Lại nữa, điều quan trọng là cái cân bằng và đối trọng của cây cối, cành lá,

sáng tối phải ngay lập tức được người xem nhận ra rõ ràng, không phải mãi
mới nhận ra. Nếu không thế, bức tranh sẽ thiếu mạch lạc. Có người cố tạo
hiệu quả bảng lảng sương mù bằng những hình mờ tối, nhưng kết quả
thường là cảm giác mờ mịt, tức là trái hẳn với mạch lạc. Có người kì công
vẽ các chi tiết tế vi; kết quả có thể tinh xảo, nhưng có thể sẽ bị quá nhiều
chi tiết, và điều này cũng làm giảm hiệu quả mạch lạc. Để tránh những sai
lầm này, tốt nhất là để cho cái cốt giá của bức tranh lúc nào cũng lộ rõ khiến
cho nó không thể bị biến dạng, và nhấn mạnh đến bố cục chung chứ không
xa vào chi tiết. Như vậy thì không khí của bức tranh tự nó sẽ mạch lạc. Còn
nhớ khi mới học vẽ, ta dùng rất nhiều mực-mảng để làm mềm các nét bút
có vẻ cứng, và tự hài lòng rằng đã đạt được hiệu quả sương mù. Ông
Trương Cang người Hồ Thiện phê bình bức tranh ấy bằng một chữ: “Tục
tĩu!” Từ đó, ta bắt đầu tự tu nghiêm túc để đạt được mạch lạc trong tranh.
Ta nhận thấy hiện nay số người học vẽ ngày càng nhiều, nhưng có rất ít
thực sự cầu thị để tự hoàn thiện bản thân. Có những người có ý định ấy,
nhưng không đủ kiên nhẫn, và rơi vào tình trạng rườm rà hoặc mù mịt. Phải
nói rõ điều này để xua tan mọi nghi ngờ và lưỡng lự đặng mở đường cho
mọi người cùng tiến bộ. Đây (sự mạch lạc trong tranh) là điểm quan trọng,
đạt được nó thì sau đó mọi việc khác đều sẽ dễ dàng.

Một bức tranh phải đẹp cả khi nhìn từ xa hoặc đến ngay gần. Có những

tranh nhìn gần thì đẹp, nhìn xa lại hỏng; chúng được dụng-bút và dụng-mực
tốt, nhưng hỏng ở bố cục. Lại có những tranh mắc lỗi ngược lại thế. Tranh
vẽ đóng thành sách là để nhìn gần ở trên bàn, nên những lỗi bố cục chung
thường không thấy rõ. Còn các tranh cuốn trục lớn phải nhìn từ xa khoảng
hơn chục bước thì bố cục chung sẽ thấy rõ ngay, nên các nét chính sẽ thấy
trước các chi tiết về bút và mực. Thẩm Châu là một họa sỹ tài năng, thế mà
ông không chịu vẽ tranh khổ to cho đến khi quá bốn mươi tuổi. Điều này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.