HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 203

với một địch thủ. Sai một li có thể đi một dặm luôn. Khi đã chín muồi và
trưởng thành trong nghệ thuật, người họa sỹ cảm thấy như mình là một đấu
thủ thượng thặng; anh ta có thể chấp bỏ cả một số thuận lợi nhất định nhưng
vẫn hoàn toàn đạt được điều mình muốn một cách thoải mái tự do.

Tạo vật có mặt trước mặt bên là do người đứng ở điểm nhìn nào mà thôi.

Cho nên phân biệt là ở điểm nhìn, chính diện hay biên diện. Nhìn chính
diện, núi chủ tọa lạc như một vị vương quân, xung quanh là các núi phụ,
như triều thần đứng chầu. Ở đáy bức tranh (cuốn trục) là nhà cửa cây cối
trải dài trong thung lũng, như thần dân vậy. Tất cả những yếu tố này phải
được bố trí đúng cho có liên lạc với nhau. Bố cục kiểu này cũng giống như
trong tranh chân dung một học giả ngồi ngay ngắn chỉnh chu trên ghế với
dáng điệu nghiêm nghị. Đây là lối bố cục khó nhất. Còn bố cục theo biên
diện, tức là nhìn từ bên cạnh, thì thường gợi nên toàn cục như một vũ công
đang quay tít, một bậc thần nhân đang thổi sáo, một con chim ưng đang vút
bay, hoặc một con thú hoảng sợ đang chạy trốn. Hoặc giả như một cơn bão
đang hình thành với những đám mây thay hình đổi dạng và chuyển động
khôn lường. Tuy nhiên, khi thể hiện bố cục kiểu này, họa sỹ phải dụng bút
mực sao cho vẫn có được hài hòa, chủ động và bình tĩnh. Kiểu tranh này
không dễ vẽ chút nào.

Trong thực tế học vẽ, nên bắt đầu tập bố cục theo chính diện. Ví dụ như

vẽ người có đủ chân tay, có thể bố trí các tư thế khác nhau, sẽ đỡ đơn điệu.
Nhưng cách này cũng dễ dẫn đến thái độ coi thường, lười nhác; hoặc không
thì có thể có được những mới lạ thú vị, nhưng khuynh hướng này lại dễ đưa
đến tình trạng giả tạo trong phong cách và rơi vào thô thiển tục tằn. Đó là
những lỗi nghiêm trọng. Cho nên người học phải tập kiểm soát, thăng bằng
và phân bổ nặng nhẹ trong bố cục chính diện trước đã, rồi hãy sang đến bố
cục biên diện.

Trong bố cục biên diện, tất cả rừng cây và các rặng núi có thể nhìn từ

một góc chéo, và phải dùng tư thế bút đưa nghiêng. Trong số các bậc thầy
đời Nguyên, Hoàng Công Vọng, Vương Mông, và Ngô Trấn đều vẽ phong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.