HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 205

Nói chung, một cảnh bình thản cần phải dụng bút cho động, còn một bố

cục động lại cần các nét bút bình thường. Cứ vậy mà làm là được. Khi có
rất nhiều các khối đá lởm chởm và lũng suối, không cần thiết phải chọn một
trung tâm. Các đỉnh núi, ngọn núi, mây và mù có thể biến dạng khôn lường.
Trường hợp này dùng bố cục biên diện là hợp, tha hồ biến tấu. Khi một khối
đá hoặc một cái cây đứng một mình, có thể bố cục chính diện, cho thấy cái
cây hoặc khối đá ấy vươn thẳng lên mây, hoặc một ngọn đá hoa cương đơn
độc vươn ra trên một vực thẳm. Cảnh này không cần đến bố cục biên diện.
Vì ý đồ chính là cho thấy cái ấn tượng của sự vươn lên. Không hiểu lý do
cơ bản này, bức tranh sẽ dễ thành đơn điệu và lặp đi lặp lại, hoặc thiếu sức
mạnh và thể chất. Đây là điều cần luôn được ghi nhớ trong dạ khi nghiên
cứu các bố cục trong tranh của các bậc thầy.

Khi vẽ rừng, hãy làm các vòm lá đan xen nhau trong khi các thân cây

vươn thẳng lên cao. Nếu cây có dáng vặn vẹo, hãy vẽ một số cành vươn
thẳng lên ngọn. Điều này tạo nhất quán cho sắc thái chung. Khi vẽ các khối
đá thẳng phẳng phiu, hãy dùng các nét sô đi nghiêng trôi chảy để có sinh
động. Khi vẽ đá có hình kì dị, nét viền phải được đặt lên giấy bằng các
đường bút chắc và đều để lưu giữ nổi cái kì dị của hình dạng. Như vậy, có
thể thấy rõ là cái chính diện và biên diện, cái thẳng và cái nghiêng, có tác
dụng đối ứng bổ trợ cho nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.