HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 224

Triệu Mạnh Phủ có đặt tên cho bốn căn bệnh lớn của hội họa: “xinh xắn”,

“vô lối” (thiếu đường lối), thô lậu, và cẩu thả. Than ôi, kết cục hình như đã
đến rồi! Ta hy vọng có những họa sỹ nghiêm túc sẽ trỗi dậy và quét sạch
mọi khuynh hướng tầm thường hiện nay và trở lại với truyền thống cổ điển
và các nguyên tắc chân chính của hội họa. Có vậy mới cứu vãn được bước
đường cùng hiện nay.

Mặc dù cùng sử dụng những vật liệu như nhau, tác phẩm của một họa sỹ

có văn hóa khác hẳn với sản phẩm của một thợ vẽ chuyên nghiệp. Điều này
đúng không phải chỉ trong trường hợp khác nhau giữa Ngô Trấn và Thịnh
Mâu (Tử Chiêu). Ví dụ, Đường Dần là một học trò của Chu Thần. Năng
khiếu ông có thể không thể bằng thầy, nhưng tranh ông cao hơn nhiều. Hơn
nữa, Đường Dần không khi nào tự nhận mình là người của Nam Phái, thế
mà tranh xoàng nhất của ông cũng vẫn cao giá hơn nhiều các họa sỹ Nam
Phái. Nguyên nhân là ở cái tinh thần khoáng đạt rộng lớn ở trong tranh,
không phải ở tính cách hoặc lí lịch học hành của họa sỹ.

Mỗi khi một môn phái mới ra đời, ta đều thấy rằng khởi xướng nó bao

giờ cũng là người có thiên bẩm đặc biệt và cả tài năng lẫn tính cách trong
tác phẩm của anh ta đều xứng với cái danh mà chúng tạo dựng được.
Nhưng hiềm một nỗi, khi môn đệ bắt đầu vẽ theo phong cách của người ấy,
họ lại bỏ mất phần chính yếu đặc biệt trong cái đẹp của thầy và chỉ sao chép
được các lỗi lầm thôi, rồi lại biện hộ được chuyện ấy. Cho nên có một
khuynh hướng là phong cách mới sẽ được phổ biến, sao chép, và bị hủy
hoại. Với những người kiên trì truyền thống cổ điển, cần có cả ba yếu tố
nhân cách, mục đích, và kiến văn để đến được các giá trị bất tử. Vẫn có
người làm được điều này. Nhưng quả thực, nhân tài xuất chúng hiện giờ
may ra chỉ đếm chưa hết ngón của một bàn tay. Chính vì thế mà một bậc
thầy trong một trường phái xưa vẫn rất có giá trị.

Tuy nhiên, thời thế đổi thay, ngay cả với những người theo cổ điển học

cũng thấy ngày càng khó đạt được cái tinh thần quân tử của người xưa. Tất
nhiên, đây không phải là lỗi của người nghệ sỹ. Ta đã để ý thấy Đổng
Nguyên (thế kỷ 10), sau mấy trăm năm lại được Đổng Kỳ Xương (thế kỷ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.