HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 76

Trích đoạn 11.

Thế kỷ 11

Quách Hy

1020-1090

PHỤ HUẤN (LỜI CHA DẠY CON)

(sách Lâm Tuyền Cảo Chí, năm 1080)

[Đến đây, chúng ta bắt đầu vào thời nhà Tống nổi tiếng. Các họa sỹ đời
Đường đã nâng hội họa đen trắng lên đến đỉnh cao, làm hiển lộ mọi khả
năng của việc dùng mực theo nhịp điệu, đặt nền tảng cho phong cách ấn
tượng, thường được gọi là văn nhân họa. Đời Tống quan trọng vì ba lí do:
(1) bắt đầu có hội họa kinh viện, tức là hoạt động của các Họa Viện (Viện
Hàn Lâm Hội Họa) của triều đình, nói chung theo đường lối hiện thực, trái
ngược với phong cách ấn tượng; (2) sự cáo chung của thể loại chân dung;
và (3) sự ra đời của thể loại phong cảnh, với đà khích lệ của các bậc thầy
thời Ngũ Đại và Tiền Tống (Kinh-Quan-Lý-Đổng). Mối quan tâm chính của
hội họa đã chuyển từ nhân vật sang thiên nhiên (phong cảnh, chim, thú).
Đoạn văn này có thể được coi là lời báo hiệu cho cuộc hồi sinh của hội họa
phong cảnh, cho thấy một cảm xúc mãnh liệt đối với núi non, sông hồ, và
trình bày một số kỹ thuật quan trọng. Cái cảm xúc mãnh liệt này đối với
thiên nhiên xuyên suốt trong văn xuôi và văn vần của Trung Quốc và không
phải là kết quả của tư tưởng Thiền. Nó xác định bước chuyển biến của nghệ
thuật Trung Quốc, hy sinh thể loại chân dung và bước sang lĩnh vực phong
cảnh. Nói chung mọi người đều công nhận người viết bài này là Quách Tử,
con trai Quách Hy, như đã viết trong mấy đoạn mở đầu.
Muốn xem ví dụ tranh của Quách Hy, xin đọc sách của Cahill, trang 36-37.]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.