HỘI HỌA TRUNG HOA QUA LỜI CÁC BẬC VĨ NHÂN VÀ DANH HỌA - Trang 75

những cảnh hồn nhiên như thực. Nhà ta ở gần đây. Ta là Thạch Trống Đạo
Nhân.”

“Hậu bối xin được làm đồ đệ.”

“Không cần đâu. Không cần đâu.”
Rồi Thạch Trống Đạo Nhân bỏ đi. Hôm sau, ta muốn vấn an mà tìm khắp

nơi không thấy dấu vết gì. Từ đó, ta vẫn theo lời chỉ bảo của ông, thấy quí
giá vô cùng, bèn mạnh dạn viết ra đây để làm mẫu mực cho những kẻ nhập
môn hội họa.”
[Sách Khố Đề Yếu cho rằng Kinh Hạo không phải là tác giả của đoạn văn
này. Sách ấy viết: “Văn phong có vẻ khô khan, không trôi chảy. Đang giữa
những đoạn văn lịch lãm đẹp đẽ, tự nhiên lại nảy những câu chữ của hạng
phàm phu tục tử. Có vẻ chỉ là một kẻ biết đọc mà chưa biết văn phong, mạo
danh họ Kinh mà thôi.” Tình trạng nghi ngờ tác giả và la lối “mạo danh” rất
thịnh hành trong thời kỳ nhà Mãn Thanh, nếu xét theo các tiêu chí khoa học
phương Tây thì thật chẳng có căn cứ gì cả. Hiện nay, học giả Du Chiến Hoa
là người kịch liệt bác bỏ những luận điệu nghi ngờ đó. Ông Du nói rằng ta
không có bút tích nào khác của Kinh Hạo để có thể so sánh. Kinh Hạo là
một họa sỹ, không phải văn sỹ, và chính những câu chữ giản dị kia càng
làm ta tin rằng đúng là ông đã viết đoạn văn này. “Không thể xác định tính
thật giả của một đoạn văn bằng cách chỉ xem văn phong của nó hay dở thế
nào, mà không xét gì đến nội dung. Đây thật sự là thói xấu của đám quan
trường vậy!” Tôi hoàn toàn đồng ý với ông Du. Phần lớn những bài phê
bình văn bản trong các thế kỷ 18 và 19 ở Trung Quốc đều chỉ là lối lộng
ngôn bừa bãi như vậy. Xin xem thêm lời bình của tôi ở Trích đoạn 8.]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.