thiếu nữ nước ấy tắm nắng. Lời thơ dí dỏm có nhiều tứ mới, nhẹ nhàng mà súc tích, dễ cảm nhận. Cũng
như những cây bút hàm tiếu trong báo Mực Tím viết rất dí dỏm, tươi tắn và khá hồn nhiên.
Còn văn thì tôi thích đọc tác phẩm của những cây bút đang lên như Nguyễn Nhật Ánh, Lý Lan,
Nguyễn Thị Minh Ngọc... Văn phong các bạn trẻ ấy gãy gọn, sử dụng những câu ngắn nhưng sống động
với nhiều hình ảnh, rất hóm hỉnh đầy chất trẻ. Riêng về tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, tôi liên tưởng
đến nhà văn André Lichtenberger của Pháp...
- Thưa bà, các con của bà, ngoài nhà văn nhà báo Nguyễn Đông Thức, có còn anh chị nào nối
nghiệp của ông nhà và bà không?
- Tôi còn một người con trai, anh của Đông Thức, đang sống ở ngoại quốc, cũng viết báo. Bây giờ
anh nhắc đến Đông Thức, làm tôi nhớ khi nó còn học cấp I, có lần tôi chê nó dốt Việt văn, nó nói: “Bộ
má tưởng viết tiểu thuyết khó lắm sao? Theo con, chỉ cần thuộc hai mươi bốn mẫu tự là viết
được”. Tôi buồn cười và nghĩ nó còn nhỏ mà đã nói lớn lối như vậy, có lẽ sau này nó sẽ viết văn. Mà
về sau quả đúng vậy. Sau khi Đông Thức đi thanh niên xung phong về, nói với tôi là con sẽ làm
báo Tuổi Trẻ và viết văn. Tôi hỏi sao con không chọn nghề khác, chớ mẹ thấy sống với nghề cầm viết
làm sao nuôi nổi vợ con. Đông Thức trả lời với tôi là: “Con theo nghề báo của Thầy, nghề văn của
Mẹ, sau này sướng thì nhờ, cực thì con cũng ráng chịu!”.
- Rồi bà trả lời sao, thưa bà?
- Tôi nghe con nói vậy, chỉ biết im lặng vì xúc động và làm thinh luôn chớ còn biết nói gì nữa?
- Thưa bà, nhà báo Hồng Tiêu cũng là nhà thơ Đường luật kỳ cựu, chẳng hay các con của ông
bà có người nào nối nghiệp thơ, hay chỉ viết văn làm báo như Nguyễn Đông Thức thôi?
Bà Tùng Long bảo tôi hãy đợi một chút, rồi bà đi vào phòng trong đem ra một tập vở có nhiều bài
thơ chép tay, đưa tôi xem và trả lời câu hỏi của tôi lúc nãy:
- Chị em chúng nó cũng có làm rất nhiều thơ theo thể Đường luật để biểu cảm về tình yêu thương
cha mẹ. Trong tập này là bài thơ chị em nó làm trong những dịp chúc thọ tôi.
Tôi đón tập thơ chép tay, đọc lướt qua nhiều bài thơ của các con bà cảm tác để chúc tụng mẹ trong
ngày sinh nhật. Tôi chú ý đến bài thơ Lòng con của Nguyễn Đức Thông (Đông Thức) làm theo thể thất
ngôn tứ cú, vào dịp lễ sinh nhật của Mẹ ngày 1-8-1962, khi ấy Đông Thức mới 11 tuổi:
LÒNG CON