Mây bay về trời
Nguyễn Đức Thông
“Mèo mẹ - Mèo con” tại Vườn Tao Đàn Sài Gòn (nay là Công viên Văn hóa TP.HCM) - 1952.
Tôi sinh năm 1951, năm 1952 đã được mẹ bồng trên tay đi tàu biển từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Căn
nhà đầu tiên chúng tôi ở nằm trên đường Lương Hữu Khánh Q.1 (gần quán Đo Đo của Nguyễn
Nhật Ánh bây giờ). Thuở nhỏ tôi là đứa con bị bệnh nhiều nhất so với các anh chị em. Mẹ đã cực
nhọc rất nhiều với tôi...
Trong suốt những ngày còn lại của đời mình, tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh mẹ tôi
trước phút lâm chung. Không nói được nữa, bà lần lượt cầm tay từng đứa con đưa lên miệng
hôn, thật ngon và thật sâu. Như muốn nói với từng đứa rằng mẹ yêu các con lắm, yêu lắm. Nhưng
không thể nào ở lại với chúng con nữa rồi... Vâng, đã hết cách, sau mấy tháng trời mẹ dũng cảm
chiến đấu với bệnh tật, hai lần đồng ý cho mổ ruột ở tuổi 92... Chị em chúng tôi cùng nức nở
khóc...
MỘT SỨC LÀM VIỆC ĐÁNG NỂ
Thú thật tôi chưa bao giờ hiểu hết về sức mạnh của mẹ mình, nhất là khi càng dấn sâu vào con
đường mẹ từng đi. Mẹ đã có hơn 60 cuốn tiểu thuyết được xuất bản. Xấp truyện ngắn đã in báo của mẹ
cắt để dành nay đếm lại cũng gần 400 truyện. Rồi cả nghìn bài “Gỡ rối tơ lòng” và “Tâm tình cởi mở”
nữa... Hàng đêm tôi cứ thấy mẹ chong đèn ngồi viết, không nghỉ đêm nào, không một ngày đi du lịch ở
bất kỳ đâu
[1]
, hết ba trang feuilleton
[2]
cho báo này lại chuyển qua ba trang feuilleton cho báo khác -
cao điểm có lúc mẹ viết cùng lúc 4 tiểu thuyết cho 4 tờ báo(!) - rồi trả lời thơ tâm tình của bạn đọc.
Những câu chuyện rối như tơ vò mà sao mẹ gỡ ra quá nhẹ nhàng, vừa gỡ vừa ghi chép để dành đề tài
cho những cuốn tiểu thuyết sau. Đó là bài học thứ hai mẹ dạy tôi: Hãy tìm đề tài từ chính cuộc sống
chung quanh mình (Bài học đầu tiên: Hãy lao động cần cù, kỷ luật).
Sức mạnh ở đâu để mẹ có thể làm việc bền bỉ vài chục năm như vậy? Tôi nhớ có lần được phỏng