HỒI KÝ BÀ TÙNG LONG - Trang 219

một tuần, để tôi có tiền sắm sửa một số vật dụng như

ý trước khi quay lại trường sau những ngày hè.

Đó bao giờ cũng là một con heo mập tròn, mặt

mày hết sức vui vẻ cho đến tận lúc đã bị phanh thây

cho vào… thùng rác! Vâng, đó chính là một con heo

đất, vật quen thuộc với nhiều đứa trẻ ngày xưa (mà

giờ đây có lẽ sắp đi vào viện bảo tàng?). Mẹ tôi có

đến chín đứa con, và đứa nào khi bắt đầu đi học tiểu

học - ngày xưa hầu như không có nhà trẻ, mẫu giáo -

cũng được mẹ cho tí tiền “tiêu vặt phí” hằng ngày

(thời tôi hình như là 1 cắc), đủ để ăn một cái bánh

dừa, uống ly xirô đá nhận trong giờ ra chơi… Kèm

theo chế độ ấy là một chú heo đất.

Với đứa con nào, mẹ cũng dặn: “Mẹ cho con tiền

là để con đừng cảm thấy thua sút bạn bè, nhưng mẹ

muốn con càng ít xài tiền càng tốt, vì ăn uống ngoài

đường không được vệ sinh và khi về nhà cũng sẽ

không ngon miệng bằng để bụng đói. Tiền để dành

hàng ngày và tiền lì xì hàng năm, con cứ bỏ vào đây.

Cuối năm học, đập heo ra, con sẽ ngạc nhiên khi thấy

mình đã có một số tiền kha khá. Tiền đó con cứ dùng

mua sắm những gì con thích, bởi mẹ chỉ đủ tiền để lo

cho con những gì cần thiết cho năm học mới mà thôi”.

Hình như mỗi đứa con có một cách cư xử khác

nhau với con heo đó. Đứa để trên bàn học, đứa giấu

trong ngăn tủ quần áo, đứa gởi mẹ… Đứa nào càng

giấu kỹ con heo (trong đó có tôi) thì khi đập ra, con

heo đó càng có nhiều tiền. Có đứa sốt ruột đến mức

đục thủng một lỗ dưới bụng heo rồi lấy giấy dán lại,

thỉnh thoảng lại moi tiền ra đếm. Có đứa cả năm chỉ

bỏ heo được vài cắc, sau đó không thèm nuôi heo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.