nữa…
Trong chín anh chị em, hình như tôi là người chắt
bóp nhứt, khi đã nuôi được tổng cộng đúng bảy con
heo trong cuộc đời mình! Thậm chí hầu hết con heo
sau khi chết còn truyền lại di sản cho con heo sau
tiếp tục sự nghiệp. Mẹ tôi rất hài lòng về tôi, cũng
như luôn hài lòng khi kể lại câu chuyện trong chín cái
tiệc thôi nôi của đám con, chỉ mình tôi là đứa duy
nhứt chọn bốc tờ tiền giấy và sau đó đưa ngay cho
bà! Hỡi ơi, chỉ mãi sau này bà mới hiểu lý do tôi đưa
cho bà tờ giấy bạc ấy chỉ vì bà là người phụ nữ đang
ở gần tôi nhất. Từ lúc tôi bắt đầu có bạn gái, con heo
thứ bảy đã bị xử sớm hơn thời hạn và đó cũng là con
heo cuối cùng của đời tôi…
Mẹ tôi đã mất vào tháng tư năm 2006. Khi ngồi
cầm bàn tay đang lạnh dần của bà, tôi nhớ đến rất
nhiều điều tôi đã được ban phát từ bàn tay ấy, ban
phát vô điều kiện, trong đó có bảy con heo đất. Đi
kèm với chúng là một bài học đầy giá trị về cách tiết
kiệm và sử dụng đồng tiền mà tôi nay đã truyền lại
được cho mấy đứa con của mình…
Mẹ còn là người quan tâm giữ sức khỏe một cách kỳ lạ, hết sức điều độ và theo dõi chặt tình trạng
cơ thể để mỗi khi bất kỳ một triệu chứng bệnh tật xuất hiện là lập tức đi bác sĩ chặn đứng lại. Vì mẹ
không cho phép mình... bị bệnh. Mẹ là lao động chính trong gia đình mà! Thu nhập tháng nào hết tháng
đó, không dư đồng nào, bệnh làm sao nuôi con? Đứa con nào bị bệnh, mẹ cũng đích thân đưa đi bác sĩ,
những người giỏi nhất, tên tuổi nhất. Bệnh thì phải bác sĩ Trần Đình Đệ, bác sĩ Đặng Văn Chiếu. Làm
răng phải bác sĩ Lê Thị Lý. Trong chín đứa, tôi là người làm mất thì giờ mẹ nhứt. Mang gien của bà
ngoại, tôi bị suyễn nặng từ nhỏ, có nhiều đêm phải ngồi mà ngủ. Mẹ đưa tôi đi chạy chữa khắp nơi,
đến mức có Tây học như mẹ mà từng cho tôi nuốt thằn lằn, uống mỡ gấu, uống cả... bùa tiên cho (xin
trong những buổi cầu tiên, một dạng lên đồng) đốt ra hòa với nước! Cho đến khi tôi gặp bác sĩ Pháp
Boucheron ở đường Trương Minh Ký (nay là Nguyễn Thị Diệu, Q.3), bệnh suyễn của tôi mới được