vấn, mẹ chỉ trả lời đơn giản mình viết văn để nuôi con. Chín đứa con như chín chiếc tàu há mồm hàng
tháng xơi cả tạ gạo, đứa nào cũng được học hành đến nơi đến chốn... Sau này ngồi biên tập để in lại
những cuốn sách của mẹ, tôi thấy xưa kia có lẽ mẹ viết quá vội, để có những lỗi mà lẽ ra nếu kỹ lưỡng
đọc lại, mẹ đã không mắc phải. Thế nhưng làm sao trách được mẹ? Nếu tôi có chín đứa con ngày nào
cũng vòi tiền ăn tiền học phát chóng mặt, chắc chắn tôi không đủ sức ngồi viết như mẹ. Ngồi viết miệt
mài, thế nhưng vẫn thong dong mỗi sáng sớm và mỗi trưa nghỉ dậy tự tay nấu nước pha trà và ngồi trò
chuyện đối ẩm với cha tôi đúng ba tuần trà - nhưng mẹ thường uống rất ít mà chỉ thích đưa chén trà lên
hong mắt, cho mắt sáng hơn và cho tâm hồn thư thái hơn, mẹ giải thích. Và trang viết đầu tiên trong
ngày của mẹ chính là bản thực đơn cho cả nhà, để chị giúp việc cầm đi chợ, sao cho suốt tuần không
ngày nào phải ăn giống nhau. Những ngày còn đi dạy (mẹ tôi dạy môn Việt văn và Pháp văn ở các
trường tư thục như Đạt Đức, Tân Thịnh, Les Lauriers... ở Sài Gòn) trong thập niên 1950 và nửa đầu
thập niên 1960, mẹ tôi chỉ viết được buổi tối. Nhiều hôm ngủ một giấc thức dậy, tôi vẫn thấy mẹ cặm
cụi ngồi viết, tiếng bút chạy rào rào trên giấy. Sức “cày” đó, suốt đời tôi chạy theo không kịp và cũng
tin khó có nhà văn nam nào làm việc bằng.
VÌ CON
Là đứa út trong bốn anh em trai, hai anh lớn phải vào lính và một anh ra đi làm, tôi ở nhà đảm
đương chức thư ký cho mẹ. Tôi cắt truyện để dành, tôi cắt thư bạn đọc xếp sẵn cho mẹ đọc (về sau tôi
còn được đọc duyệt, cái nào quá nhảm nhí thì loại trước cho mẹ đỡ mất thì giờ), tôi đem bài của mẹ
viết xong đi giao các tòa soạn... Ở đâu tôi cũng thấy người ta quí trọng mẹ, vì mẹ luôn luôn giao bài
đúng giờ, đúng số chữ vào khuôn quy định. Mẹ không bao giờ làm phiền ai, kể cả các con của mình.
Mẹ hầu như không còn bao nhiêu thời giờ dành cho mình, nên mẹ ngăn nắp một cách đáng sợ. Đồ đạc
chung quanh mẹ, trên bàn, trên đầu giường, trong ngăn tủ..., đều có vị trí nhất định không đổi, để khi
cần mẹ chỉ đưa tay ra là lấy được, kể cả khi nhà bị mất điện. Hồ sơ, tài liệu... trong gia đình, chưa bao
giờ mẹ phải mất quá một phút để tìm! Chín đứa con, mà bất cứ lúc nào hỏi đến khai sinh, học bạ, bằng
cấp..., mẹ đều lấy ra trong nháy mắt.
Tôi đã từng nuôi heo…
Từ năm 6 tuổi, lúc bắt đầu học lớp 5 (tức lớp 1
bây giờ), tôi đã nuôi heo. Và nuôi dài dài cho đến
năm tôi học lớp Đệ nhất (lớp 12). Điểm đặc biệt là
mỗi năm tôi chỉ nuôi đúng một con, từ lúc vào năm
học mới. Con heo cũ bị xẻ thịt trước ngày này khoảng