HỒI KÝ BÀ TÙNG LONG - Trang 27

Tôi còn nhớ có lần sau buổi học chiều, cô dẫn một số nữ sinh ra bãi biển chơi. Thầy trò thường

ngồi dưới rặng phi lao và nhìn ra biển, chờ nắng dịu bớt mới ra đùa với sóng. Khi thầy trò đang vui

đùa với những con sóng đua nhau chạy vào bờ thì từ đàng xa có một bọn lính Tây, cỡi xe đạp, cũng

đang đùa với sóng biển. Tụi nó thấy thầy trò tôi thì a thần phù đạp đến cố làm cho nước tung tóe ướt

cả áo quần chúng tôi và còn đưa tay ra vỗ vào đầu vào lưng chúng tôi ra vẻ thích thú. Có đứa còn lấy

cả nón lá của chúng tôi rồi cười ngặt nghẽo. Cô Loan tức lắm, mấy lần la to mắng tụi nó vô lễ. Nhưng

tụi nó chỉ nhe răng cười, tức thì đứa nào đi ngang là cô xô chúng nó làm nhào cả xe lẫn người trên

sóng. Có thằng sừng sộ đến gây với cô, nhưng cô vẫn không hề sợ, cãi tay đôi với bọn nó rồi còn lôi

kéo tụi nó bảo đi cô theo về đồn để kiện cô, cô cũng không sợ. Thế là cả bọn rủ nhau chuồn mất và cô

đứng nhìn theo cười ồ lên, bọn chúng tôi cũng cười ầm ĩ. Từ hôm đó, khi thấy chúng tôi ngoài bãi biển

thì bọn lính Tây kéo đi thật xa, không dám lại gần. Những cử chỉ này của cô khiến tụi tôi lúc ấy hết sức

khâm phục. Khi bà hiệu trưởng người Pháp hay được chuyện này thì bà mời cô vào phòng hiệu trưởng,

khuyên cô nên tránh đụng chạm với bọn lính Tây. Bà nói một là chúng nó ít học, thô lỗ, ỷ quyền ỷ thế.

Mình chống lại với nó không ích gì. Nay mai nếu chúng nó gặp các nữ sinh, chọc ghẹo trả thù mà

không có cô ở đó thì chỉ phiền phức cho các nữ sinh thơ ngây yếu đuối mà thôi. Nghe bà hiệu trưởng

nói vậy, cô không bằng lòng nhưng cũng hứa với bà từ rày không dẫn học sinh ra biển chơi nữa. Bà

hiệu trưởng nói với cô là bà sẽ viết một văn thư cho cấp chỉ huy của đồn lính Tây yêu cầu họ phải răn

dạy bọn lính thiếu lịch sự này. Lúc ấy cô Loan mới không tức giận cho rằng tụi Pháp binh nhau.

Đến năm tôi học xong lớp nhì thì lại xảy ra một chuyện thay đổi ở Bộ Giáo dục. Người ta bày ra

hai lớp nhì, Moyen 1

ère

Année và Moyen 2

e

Année. Thế là thay vì chỉ cần học một năm lên lớp nhất,

tôi phải học hai năm hai lớp nhì theo chương trình giáo dục lúc bấy giờ nhằm đào tạo học sinh giỏi

Pháp văn để khi lên lớp nhất học toàn các môn bằng tiếng Pháp. Tôi lại phải mất thêm một năm học,

nhưng nhờ vậy mà tôi rất giỏi môn Pháp văn, luôn luôn đứng nhất lớp.

Vì cô Loan dạy giỏi nên bà hiệu trưởng đề nghị cô dạy tiếp lớp nhì 2

è

Année. Học với cô thêm một

năm nữa, tình thầy trò càng thêm khăng khít. Trong năm học này xảy ra một sự việc rất quan trọng. Cụ

Phan Châu Trinh, một nhà chí sĩ từng tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam thời bấy giờ, bị bệnh

nặng qua đời. Ở các tỉnh khắp nước, nơi nào cũng làm lễ truy điệu cụ, mà lễ truy điệu lớn nhất là làm

tại Đà Nẵng, quê hương của cụ. Cô Loan tham gia lễ truy điệu này. Cô huy động các giáo viên và học

sinh cùng cô cầm cờ đi dự lễ. Cô rất tích cực, đọc điếu văn kể cuộc đời đấu tranh vì độc lập nước nhà

của cụ, cô quyên góp tiền, cô túc trực bên đám tang... Cô sốt sắng đến nỗi bà hiệu trưởng phải cảnh

cáo cô, không cho cô huy động học sinh, khuyên các cô giáo khác không nên tham gia vì chánh quyền

đã có văn thư ngăn cấm. Cô cứ mặc, cô vẫn tham gia, vì vậy cô bị Sở Mật thám mời đến cảnh cáo mấy

lần và hăm dọa sẽ bắt cô nếu cô không thay đổi thái độ và không bỏ ý định lôi kéo cả trường theo cô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.