HỒI KÝ BÀ TÙNG LONG - Trang 25

hàng để đánh thuế. Vậy mà những người này phải tránh đụng chạm đến bà tôi, vì bà tôi dám chửi phu-

lít trước mặt mọi người mà chẳng chút kiêng nể, khi họ kiếm cách phạt bà. Riết rồi họ không dám đụng

chạm đến bà tôi, và họ nói với nhau: “Đừng có đụng đến bà Hòa Tai” (tên ông ngoại tôi). Họ không

bao giờ bắt nạt và ăn được của bà một đồng xu nào. Nhưng bà có một lối xã giao khác, thỉnh thoảng

những lúc bà vui, bà cũng mời họ vài ly rượu, hay biếu họ một món quà nếu hay tin vợ họ sanh con trai

hay họ lên lon. Nghĩa là đừng bao giờ bắt nạt bà trái phép hay hăm dọa bà.

Tôi học ở trường Đà Nẵng, cứ Tết hay nghỉ hè là về Tam Quan sống với cha mẹ và các em. Nhưng

các bạn có biết mỗi lần đi về như vậy, tôi đi với ai và về với ai không? Tôi chỉ mới chín, mười tuổi

thôi mà! Tôi đi một mình! Khoảng đường từ Đà Nẵng vào Tam Quan phải đi qua Hội An, Tam Kỳ

(Quảng Nam) rồi Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi), rồi mới đến Tam Quan (Bình

Định). Đi xe thơ (xe lớn chở thơ đi các tỉnh và lấy khách luôn), phải mất từ sáng đến tối mới đến.

Nghĩa là phải ngồi suốt trên xe cả ngày. Xe chỉ ngừng ở các tỉnh lỵ để đưa thơ, và hành khách chỉ được

xuống xe ở thị xã Quảng Ngãi, ngay tại nhà bưu điện, để ăn trưa và nghỉ ở đó hơn một giờ rồi đi tiếp.

Mỗi lần tôi phải ra Đà Nẵng thì cha tôi thường đưa tôi từ cửa Thiện Xuân ra nhà bưu điện Tam

Quan, mua vé xe rồi gửi tôi cho bác tài xế, chọn cho tôi một chỗ ngồi ở chiếc ghế sau lưng bác, như

gửi một món hàng. Tôi bình thản ngồi vào ghế, giao cái vali cho bác tài, còn mình giữ lại cái giỏ xách

có đựng một bịch cơm và một gói thịt nướng để ăn trưa, một chai nước trà nóng cùng mấy trái chuối,

cam, hay một gói bánh ngọt. Cái khăn lau mặt, vài quyển sách giáo khoa để đọc. Khi xe chạy, cha tôi

mới về. Ai lúc ấy cũng bảo là tôi quá gan lì, dạn dĩ. Khi xe đến Đà Nẵng thì bà tôi đã sai người ra đón

và đưa tôi về nhà. Lúc ấy tôi chả thấy có gì phải lo sợ. Tôi rất thích ngồi gần cửa để nhìn phong cảnh

bên đường. Những hàng dừa bạt ngàn của Tam Quan, những bãi cát trắng xóa của Bình Sơn, những dãy

núi trùng trùng điệp điệp hùng vĩ bao la thay đổi màu sắc tùy theo giờ giấc của ngày, của thời tiết. Và

tôi quên tất cả những nỗi buồn xa nhà, xa cha mẹ, các em.

Khi tôi từ Tam Quan ra Đà Nẵng học thì cậu Sắc của tôi, người con duy nhất của bà tôi đẻ ra, lại

được gửi vào Tam Quan để cha tôi dạy. Vốn là con cưng, cậu hư hỏng đâm ra lười biếng không chịu

học. Và cậu lúc nhỏ chỉ sợ có ba tôi, ông anh rể lớn trong nhà. Vì vậy mỗi lần tôi đi ra thì cậu Sắc đi

vô, mà tôi trở về Tam Quan thì cậu trở về Đà Nẵng. Xe thơ gặp nhau tại Quảng Ngãi và cậu thường

ném qua xe tôi một gói bánh mì lạp xưởng hay chả lụa cùng những thứ trái cây nhập từ Trung Quốc:

cam Tiều, quýt Tàu, hồng khô... Gói quà này do bà ngoại dặn cậu đưa cho tôi tại bưu điện Quảng Ngãi

khi xe ra vô gặp nhau.

Ở với bà tôi, ngoài những buổi đi học, tôi thường giúp bà buôn bán. Bà tôi thường bị người con

dâu vợ cậu Năm lấy cắp nhiều thứ mỗi khi về thăm bà, và các chị giúp việc cũng không thành thật, họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.