HỒI KÝ BÀ TÙNG LONG - Trang 45

Thế là tôi học làm thơ thêm với Nhứt Chi Mai. Tôi tự biết mình không thích môn này và cũng

không có khiếu, lại thêm đầu óc tôi rất thực tế, mà muốn làm một thi sĩ phải sống rất đam mê, mơ

mộng, yêu trăng yêu gió, thích trời cao đất rộng, đi đó đi đây... Những thứ ấy lúc nhỏ tôi đều được

hưởng, nhưng bây giờ lớn lên là một thiếu nữ, lại là một thiếu nữ Việt Nam phải khép mình trong bao

nhiêu lễ giáo gò bó, khó lòng làm được một nhà thơ như ý muốn của mình. Nên tôi có viết cho Nhứt

Chi Mai là tôi không thích làm thơ, chỉ thích viết văn.

Thời bấy giờ trong Nam chỉ có một tờ Phụ Nữ Tân Văn mà chủ nhiệm lại là một người đàn ông

(cùng tên Nguyễn Đức Nhuận với anh chồng tôi - bút hiệu Bút Trà - sau này). Ngoài Bắc thì có tờ Phụ

Nữ Thời Đàm cũng do một số cây bút phái nam viết và ký tên cô này bà nọ. Từ lâu tôi đã nuôi mộng

viết văn như nhóm Tự Lực Văn Đoàn mà tôi là độc giả trung thành lúc bấy giờ. Tôi cũng không bỏ sót

một tác phẩm nào của các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Thanh Châu, Lê Văn Trương, và cả nhóm Tiểu

Thuyết Thứ Bảy. Như vậy tôi đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của các nhà văn ngoài Bắc lúc bấy giờ,

trong đó có cả các đàn anh, đàn chú như Ngô Tất Tố, Chu Thiên, Tản Đà, Thế Lữ... Ôi! Tôi đọc tất cả.

Trong khi đó cha tôi cũng đã điều tra về Nhứt Chi Mai khi đi dự các cuộc họp của Hội Trung Việt

ái hữu. Cha tôi nói, theo Hoa Đường - một cộng sự viên của báo Sài Thành - thì Nhứt Chi Mai chính

là Hồng Tiêu, tên thật là Nguyễn Đức Huy, chủ bút của báo và là người giữ mục Tranh Xã Hội với bút

hiệu Như Hoa, một cây bút đang nổi tiếng lúc ấy, được nhiều độc giả ở Sài Gòn cũng như ở lục tỉnh,

miền Trung mến phục. Cha tôi dặn: “Con liệu coi nếu không tiện thì nghỉ học, kẻo rủi có chuyện rắc rối

sau này”. Nhưng rồi cha tôi lại tiếp: “Nhưng mình học qua hàm thụ, có ai gặp ai đâu, muốn học tiếp

hay nghỉ cũng dễ dàng thôi”. Thế là tôi tiếp tục học với Nhứt Chi Mai. Tôi thấy ông ta chấm bài cho

tôi rất kỹ, giảng về thơ rất hay. Đã biết Nhứt Chi Mai là đàn ông, nên mỗi khi viết bài gởi đi, tôi đều

rất cẩn thận.

Cô em thứ sáu của tôi tên Hạnh, rất đẹp và cũng rất rắn mắt, đề nghị để em đem bài của tôi xuống

thẳng tòa báo đưa cho Nhứt Chi Mai để biết mặt ông ta. Lúc đó Hạnh mới 14 tuổi nhưng rất lanh lợi,

nói là làm. Hạnh đã gặp một người đàn ông ngoài 30 tuổi ra nhận bài và nhìn em rất lâu. Hạnh chào ra

về và nói với tôi: “Ông Nhứt Chi Mai mặt mày quạu quọ, có vẻ khó chịu lắm. Thôi chị Hai ơi, đừng

học nữa. Chị không thấy chị Thục Nữ bỏ học rồi đó sao?”.

Nhưng kỳ thi lần đó, tôi và Như Hằng, cô bạn thân có họ hàng với nhóm Đông Hồ-Mộng Tuyết,

ngồi chung một phòng, một bàn, và cả hai đều rớt. Khi làm toán, ngoài trời đang mưa mà căn phòng lại

dột, chúng tôi ngồi mỗi đứa một góc. Như Hằng rất giỏi toán nên viết không ngừng, còn tôi thì đọc đi

đọc lại đầu bài không tìm ra lối thoát. Đã vậy ông giám khảo coi thi lại cứ ngồi nhìn tôi trân trối, thỉnh

thoảng còn đứng lên đi xuống đứng bên tôi, cầm tấm thẻ học sinh của tôi mà ngắm. Rồi trở lại lên bàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.