không ngăn cản mệnh lệnh của viên trung đội trưởng.Tôi ân
hận cầu xin linh hồn người chiến sĩ đó tha thứ cho tôi.
Một hôm trên đường đi tuần sát, ngẫu nhiên chúng tôi ghé
vào nhà xã trưởng phụ trách an ninh. Tại đó tôi thấy một cậu bé
chăn trâu mặt sưng húp, chân thì cuốn băng do bị phó xã
trưởng đánh. Xã trưởng giải thích rằng cậu ta đã ném lựu đạn
vào căn cứ quân đội VNCH và bỏ chạy, nhưng đã bị bắt. Ông xã
trưởng có thâm thù với VC nên rất căm thù cậu bé này. Thẩm
vấn mãi mà cậu không khai nên ông ta đã dùng đến đòn vọt.
Đòn vọt cũng không xong, cuối cùng ông ta lấy súng bắn nát
chân cậu bé. Tôi đã đề nghị ông xã trưởng giao cậu ta cho tôi và
đưa cậu bé về căn cứ.
Thời đó mỗi khi bắt được VC, nếu lính VNCH hoặc lính Mỹ
doạ sẽ giao cho lính Hàn quốc thì tù binh, nếu hèn nhát sẽ khai
báo thành khẩn ngay. Nghe như vậy cũng đủ biết lính Hàn quốc
đáng sợ như thế nào. Trên đường dẫn cậu bé chưa đến 16 tuổi
ấy về căn cứ, tôi cảm thấy rất thương hại cậu ta. Tại sao một đứa
bé lại có thể làm những việc như vậy? Phải chăng nó cho rằng
VC mạnh hơn? Trong gia đình cậu ta đã có người chết trong
chiến tranh? Hay cậu bé bị VC dùng tiền mua chuộc? Tôi bắt đầu
thẩm vấn cậu bé một cách thật hệ thống và khoa học.
Tôi chia quá trình thẩm vấn thành 3 giai đoạn bao gồm “bỏ
mặc hoàn toàn”, “hình phạt nặng”, và sau cùng là: “thuần hoá
bằng tình cảm”. Tôi thả cho cậu bé tự do trong đại đội nhưng ra
lệnh bất kỳ ai cũng không được tỏ ra quan tâm đến cậu ta. Mấy
ngày sau tôi bắt đầu giai đoạn 2, lúc này nếu phát hiện nói dối là
tôi dùng hình phạt rất nặng như treo người lên xà nhà. Thế mà
cậu ta vẫn nhất quyết không chịu tiết lộ bí mật. Tôi nói là nếu
tiết lộ căn cứ hoặc con đường đi lại của VC, thì tôi sẽ cho 5 vạn
đồng, nhưng cậu bé vẫn không chịu.
Người lính giải phóng bị bắt làm tù binh trong trận phục kích
tại làng Thuần Phong không phải là lính cứu thương. Theo kết
quả thẩm vấn của các chuyên gia thì anh ta đã nói dối. Khi đến