tròng ôm lấy chân tôi van xin. Và tôi luôn từ chối yêu cầu đó.
Một trung uý phụ trách vũ khí tên là Seol Jong Book, khi tôi kết
thúc thời hạn về nước đã năn nỉ xin cho được chiếc mũ cao bồi
mà tôi thường vẫn đội.Anh ta nói rằng tôi có thể sống sót mà ra
khỏi được nơi nguy hiểm là nhờ vào phép lạ trong chiếc mũ đó.
Không thể từ chối trước yêu cầu thiết tha của viên trung uý, tôi
đã cho lại anh ta chiếc mũ cao bồi đó trước khi về nước.
Những chiến hữu đã cùng vào sinh ra tử với tôi trong chiến
tranh VN đã lập ra "hội Mãnh hổ" và gặp nhau định kỳ một năm
hai lần. Rất nhiều người trong chúng tôi vẫn phải chịu thương
tật sau chiến tranh, người thì bị cụt cả hai chân, người bị mất
một tay, người bị mất cằm, người phải sống với những mảnh
đạn trong cơ thể.
Tất cả đều không trùng họ, trùng tên và mỗi người cũng làm
những công việc khác nhau nhưng chúng tôi có cùng một điểm
chung là đã gặp nhau ở VN. Chính điều này đã gắn kết chúng tôi
với nhau. Đến đây là nơi chúng tôi vứt bỏ hết những vui buồn
của cuộc sống đời thường.
Một lần hội chúng tôi tổ chức đi du lịch đảo Cheju, mang cả
vợ đi theo. Tại đó tôi đã được thấy các chiến hữu cũ, người thì
đang nhảy với chiếc nạng bên hông, người khác bị cụt tay phải
nên đang dùng tay trái nắm lấy micro và hát. Những người vợ
bên cạnh thì vừa nhảy vừa hát và vừa giúp đỡ họ. Những người
vợđó đã trở thành người trông nom chăm sóc chồng của mình
suốt đời. Tôi đã phải cố nén cảm xúc. Để an ủi tôi, họ đều nói họ
không phải bị thương trong thời gian ở VN.
Mỗi khi chúng tôi gặp nhau là chuyện chiến tranh lại tuôn ra
tưởng không bao giờ ngừng. Những cánh rừng rậm rạp, những
khoảnh khắc chết người, những chuyện đã nói năm ngoái năm
nay lại được kể lại, nhưng dù nghe lại cũng không báo giờ thấy
chán. Mỗi khi nhắc đến những câu chuyện có liên quan tới tôi,
mọi người lại tranh nhau kể rất hào hứng nhưng riêng tôi lại
ngồi im lặng, tôi phải kìm nén nỗi đau sầu thẳm trong lòng. Bởi