Trận chiến đã diễn ra suốt 8 tiếng đồng hồ. Trong thời gian
đó, không biết bao nhiêu đạn dược đã bị tiêu tốn. Hình ảnh của
địch đã bị tiêu diệt sau khi đã kháng cự suốt 8 giờ liền đã làm
tôi bị sốc thực sự. Chỉ có một người. Người lính giải phóng đó
gần như bị tiện đứt một bên cổ chân, một bên cánh tay cũng bị
thương nặng. Anh ta đã dùng bông và mảnh áo tự băng bó cho
mình và chiến đấu với đại đội của tôi trong suốt 8 tiếng liền.
Trong khi khám thi thể người chiến sĩ giải phóng, tôi đã phát
hiện ở ngực anh ta có một cuốn sổ, trong đó có ảnh một thiếu
nữ xinh đẹp với mái tóc dài buộc sang hai bên. Phía sau tấm
ảnh là dòng chữ: “Em luôn yêu anh, dù anh ở bất cứ nơi đâu”
bằng tiếng Việt.
Chắc chắn hai người là vợ chồng hoặc là người yêu. Đây là
bằng chứng tình yêu của người thiếu nữ gửi cho người lính
miền Bắc. Trong bầu không khí còn sặc sụa khói đạn, thoảng
qua trong đầu tôi suy nghĩ, hoá ra anh ta cũng là người bình
thường, cũng có người yêu.
Tám giờ đồng hồ quả là một quãng thời gian dài dằng dặc, có
đủ thời gian cho việc đầu hàng. Đây là một việc hoàn toàn khác
với việc lính đặc công của Nhật bản cảm tử ôm bộc phá lao vào
mục tiêu. Đó là một cái chết tức thì. Còn ở đây, anh ta chờ đợi
cái chết trong 8 giờ liền. Trong thời gian đó, anh ta đã nghĩ gì,
trong khi nếu không đầu hàng thì không còn cách nào khác là
phải chết. Những ngưòi lính Hàn quốc bị thương bắt đầu báo
thù lên thi thể của ngưòi lính giải phóng. Chúng tôi đem theo
mảnh thi thể không còn hình thù, hành quân về căn cứ như
một đoàn quân thắng trận. Mọi người nói rằng đây là truyền
thống của đơn vị. Tôi vui vẻ dẫn lính về doanh trại, trong lòng
không có cảm giác tội lỗi nào.
Hai mươi năm sau sự kiện đó, tôi đã là thiếu tướng, sư đoàn
trưởng đóng ở Hwachon, tỉnh Kangwon. Một hôm trong lúc
đang đi dạo một mình qua một hang núi tuyệt đẹp, nhũng hình
ảnh 20 năm trước đã làm tôi trào nước mắt. Tôi vừa khóc vừa