hồi tưởng lại những sự việc của ngày hôm đó. Mặc dù lúc đó đối
với tôi, người chiến sĩ giải phóng đó là địch, nhưng đó là một
chiến sĩ dũng cảm,... Trong cơn điên loạn của chiến tranh, tôi đã
làm tổn hại thi thể của người chiến sĩ ấy trong cơn say máu
cuồng loạn. Sự hối hận đã vò xé lòng tôi.
Tôi đau lòng hơn khi nghĩ về người thiếu nữ trong ảnh, ngưòi
mà bây giờ còn sống chắc đã 40 tuổi. Hẳn người thiếu nữ đó
không biết về những giây phút dũng cảm cuối cùng của người
yêu. Có thể người thiếu nữ đó đến giờ vẫn chờ đợi hoặc đi tìm
tung tích người yêu cũ. Nếu tôi có thể giữ lại được dấu tích của
người chiến sĩ ấy, có lẽ sẽ an ủi được phần nào trái tim của
người thiếu nữ đó.
Chính cái chết của người chiến sĩ giải phóng và hình ảnh của
người thiếu nữ ấy đã đưa tôi đi đến quyết định viết cuốn sách
này. Mong rằng cuốn sách được viết tự đáy lòng của tôi sẽ khiến
tôi vợi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt vì ân hận. Vàtôi cũng mong rằng
sẽ có thêm nhiêù người nữa hiểu về sự thật của lịch sử VN qua
những gì tôi đã hiểu trên chiến trường. Cái chết của người chiến
sĩ giải phóng đó đã góp phần viết nên trang sử hào hùng của
VN.
Tôi đã từng tham gia trận đánh quy mô sư đoàn với tên gọi
"Chiến dịch M ãnh hổ". Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối
cùng tôi được tham gia một trận có quy mô lớn như vậy. Lúc đó
để ngăn chặn việc báo cáo sai sự thật, tren sư đoàn ra lệnh mỗi
khi tiêu diệt VC phải cắt tai trái đem về. Có thể hiểu được một
phần tại sao các viên chỉ huy lại ra một mệnh lệnh dã man như
vậy. Điều đó cũng có nghĩa là đã có quá nhiều báo cáo sai sự
thật.
Trước ngày toàn sư đoàn tham gia vào chiến dịch “Mãnh hổ”,
tôi đã tập hợp toàn đơn vị lại sau khi đã hoàn thành việc chuẩn
bị chiến đấu để huấn thị. Tôi cũng đã tổ chức liên hoan và khích
lệ tinh thần binh sĩ. Tôi tràn đầy quyết tâm là sau trận đánh này
quân VC ở khu vự xung quanh sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt. Nhưng