Trung Hoa cộng sản. Thế mà trong những năm 50, chúng tôi –
một nhóm nhỏ giai cấp trưởng giả thời thuộc địa học hành bằng
tiếng Anh, không có khả năng tiếp cận với đại đa số người Hoa
nói tiếng thổ ngữ, đã dám liều mình vào cuộc tranh đấu này.
Làm sao chúng tôi lại có thể hy vọng cạnh tranh với Đảng Cộng
sản Malaya được chứ? Chúng tôi đã không nghĩ đến những điều
kiện này, chúng tôi chỉ muốn người Anh ra đi.
Chúng tôi vẫn tiếp tục và quên đi những hiểm nguy phía
trước. Sự thôi thúc của bản năng mạnh mẽ hơn sự kiềm chế lý
trí. Một khi đã lao mình vào, chúng tôi bị cuốn hút ngày càng
sâu hơn vào cuộc tranh đấu. Chúng tôi phải tranh đấu với
những người cộng sản sớm hơn chúng tôi dự kiến, đương đầu
với các tổ chức lao động, sinh viên, văn hóa ở mặt trận công khai
do các tổ chức hoạt động bí mật có vũ trang của họ hậu thuẫn.
Chúng tôi giải quyết vấn đề bằng cách sáp nhập với Malaya năm
1963 để hình thành Malaysia, chỉ để phát hiện rằng Ultras (phe
cực đoan) trong giới lãnh đạo UMNO Malay muốn có một xã hội
do người Malay thống trị. Điều này dẫn đến những cuộc bạo
động cộng đồng, những xung đột vô tận và cuối cùng là cuộc ly
khai và độc lập năm 1965. Chúng tôi nhận ra mình đang đối đầu
với Indonesia. Sau khi điều đó kết thúc vào năm 1966 thì đến
năm 1968, Anh tuyên bố rút quân. Cứ hễ vượt qua được một
khó khăn thì chúng tôi lại phải đương đầu với một khó khăn
khác lớn hơn nữa, có lúc tưởng chừng như vô vọng.
Chúng tôi đã học được một số bài học đáng giá trong những
năm đầu làm những người học việc nắm quyền này. Chúng tôi
không bao giờ ngừng học hỏi bởi vì tình thế tiếp tục đổi thay và
chúng tôi phải điều chỉnh những chính sách riêng của mình.
Tôi có lợi thế là có trong tay nhiều bộ trưởng học rộng và bị cuốn
hút bởi những ý tưởng mới lạ chứ không hề bị chúng mê hoặc,