HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 211

chúng tôi. Song, do những phụ nữ học cao cảm thấy bối rối với
đặc ân này, tốt nhất nên xóa bỏ đi.

Thay vào đó, tôi đặc biệt giảm thuế thu nhập cho những phụ

nữ đã lập gia đình, lần này cho các bà mẹ có trình độ đại học, cao
đẳng, bằng A và O, mở rộng nguồn nhân lực và giảm bớt chính
sách chuộng chữ nghĩa. Họ có đủ tiêu chuẩn để được giảm đáng
kể thuế thu nhập trong khoản thu nhập của họ hoặc của chồng
họ nếu họ có đứa con thứ ba hoặc thứ tư. Những nhượng bộ này
khuyến khích người ta sinh nhiều đứa con thứ ba và thứ tư hơn.

Nhiều chỉ trích đổ lỗi cho chính phủ là thiếu cân nhắc trong

việc thi hành chính sách “ngừng ở hai con” vào những năm của
thập niên 60. Điều đó không đúng chăng? Đúng mà cũng không
đúng. Nếu không có chính sách đó thì việc kế hoạch hóa gia
đình sẽ chẳng bao giờ giảm tỷ lệ tăng dân số, và chúng tôi sẽ
không giải quyết được nạn thất nghiệp cũng như khó khăn về
trường lớp được. Tuy nhiên, lẽ ra chúng tôi phải biết trước rằng
những người học cao sẽ có hai con trở xuống, và những người
học thấp sẽ có bốn con hoặc nhiều hơn. Các cây bút về kế hoạch
hóa gia đình phương Tây đã không thu hút sự chú ý về tác động
dẫu không rõ ràng nhưng quen thuộc này trong những quốc gia
lớn mạnh của họ, bởi vì về mặt chính trị thì không thể thực hiện
như vậy. Phải chi chúng tôi nhìn nhận được vấn đề sớm hơn, thì
chúng tôi đã cải tiến và định hướng cuộc vận động khác đi,
khuyến khích những phụ nữ học cao nên có ba con trở lên ngay
sau khi bắt đầu phát động kế hoạch hóa gia đình trong những
năm 60. Tiếc thay, chúng tôi không nhận ra điều đó để kịp thay
đổi chính sách của mình mãi cho đến năm 1983, khi mà cuộc
phân tích điều tra dân số của thập niên 80 đã phát hiện ra
những mô hình sinh đẻ thuộc các thành phần kinh tế xã hội
khác nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.