có thể tìm được người kế nhiệm thì mọi việc sẽ được giải quyết.
Khi tôi chia tay, ông bảo: “Ông là người bạn thật sự”. Tôi đã
không hiểu ông ta. Đó là một cuộc gặp kỳ lạ.
Với sự chăm sóc thuốc thang, Marcos ráng lê tiếp nhiệm kỳ.
Cesar Virata gặp tôi ở Singapore tháng 1 năm sau. Ông ta là một
nhà chính trị non nớt, hoàn toàn ngây thơ. Ông ta nói bà Imelda
có thể được đề cử cho danh hiệu ứng cử viên chức tổng thống.
Tôi hỏi làm sao điều đó có thể xảy ra khi có rất nhiều ứng cử
viên nặng ký khác, bao gồm Juan Enrile và Blas Ople, Bộ trưởng
Lao động. Ông trả lời điều đó thực hiện với “dòng chảy của đồng
tiền”, bà sẽ dùng nhiều tiền hơn các ứng viên khác để mua các
phiếu ủng hộ cần thiết trong đảng và thắng cử. Ông thêm rằng,
nếu bà ứng cử, phe đối lập sẽ đề cử Cory Aquino để đánh vào
tâm lý người dân. Ông cho rằng kinh tế xuống dốc do không ổn
định về chính trị.
Màn kết diễn ra vào tháng 2/1986 khi Marcos tổ chức cuộc
bầu cử tổng thống và công bố rằng ông đã thắng cử. Cory
Aquino, ứng cử viên phe đối lập, tranh cãi về vấn đề này và phát
động chiến dịch bất tuân trong toàn dân. Bộ trưởng Quốc phòng
Juan Envile rút lui và thú nhận có sự gian lận trong bầu cử, và
người đứng đầu Sở cảnh sát, Trung tướng Fidel Ramos, theo gót
ông ta. Một cuộc trình diễn lớn về “sức mạnh quần chúng” trên
các đường phố Manila dẫn tới cuộc lật đổ ngoạn mục chế độ độc
tài. Sự sỉ nhục cuối cùng là vào ngày 25/2/1986 khi Marcos và
vợ chuồn khỏi lâu đài Malacanang trên trực thăng không lực Mỹ
đến căn cứ không quân Clark rồi bay tới Hawaii. Sự kiện đầy
kịch tính theo kiểu Hollywood này chỉ có thể xảy ra ở Philippin.
Bà Aquino tuyên thệ nhậm chức Tổng thống trong sự hân
hoan. Tôi hy vọng rằng người đàn bà trung thực và ngoan đạo
này sẽ giúp lấy lại niềm tin nơi dân chúng Philippin và đưa đất