nước trở lại đúng đường. Tôi đến thăm bà vào tháng 6 năm đó,
ba tháng sau sự kiện. Bà là người Thiên chúa sùng đạo, chân
thành, muốn làm hết sức mình cho tổ quốc bằng cách thực hiện
những gì mà bà tin rằng chồng bà sẽ làm nếu ông còn sống, đó
là phục hồi nền dân chủ cho Philippin. Dân chủ sẽ giải quyết
những vấn đề kinh tế xã hội của họ. Tại bữa tối, bà Aquino xếp
Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp – bà Chánh án Cecilia Munoz–
Palma ngồi kế tôi. Tôi đã hỏi người đàn bà có học thức này rằng,
những bài học nào mà hội đồng của bà học được từ kinh nghiệm
suốt 40 năm qua kể từ lúc độc lập năm 1946 và sẽ chỉ dẫn bà
trong việc phác thảo hiến pháp. Bà ta trả lời không chút lưỡng
lự: “Chúng tôi sẽ không có bất cứ hạn chế hay giới hạn nào trong
nền dân chủ của chúng tôi. Chúng tôi phải chắc rằng không một kẻ
độc tài nào có thể xuất hiện lật đổ hiến pháp”. Có hay không sự
xung khắc giữa sự phân chia quyền lực kiểu Mỹ với phong tục và
tập quán của người Philippin gây ra vấn đề trong các đời tổng
thống trước Marcos? Rõ ràng là không.
Những toan tính đảo chính không ngừng đã tăng thêm các
vấn đề của bà Aquino. Quân đội và cảnh sát đã dính líu vào
chính trị. Trước cuộc họp thượng đỉnh các nước Asean tháng
12/1987, một cuộc đảo chính được báo trước. Không có sự hỗ
trợ cứng rắn của tổng thống Suharto, hội nghị ắt hẳn bị hoãn lại
và lòng tin vào chính phủ Aquino bị xói mòn. Chính quyền
Philippin đồng ý rằng trách nhiệm giữ an ninh nên được chia sẻ
với các chính quyền thuộc Asean, đặc biệt là Indonesia. Tướng
Benny Moerdani, trợ lý tin cậy của Suharto, lãnh nhiệm vụ. Ông
điều một tàu chiến Indonesia vào giữa vịnh Manila, với trực
thăng và đội biệt kích sẵn sàng ứng cứu những nguyên thủ quốc
gia khối Asean nếu xảy ra đảo chính trong lúc diễn ra hội nghị
thượng đỉnh. Tôi cũng được tính đến trong kế hoạch ứng cứu