nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hóa gần đây. Tôi cho
biết, một chiến lược tốt là sẽ sử dụng miền Nam Việt Nam, đặc
biệt là thành phố Hồ Chí Minh làm động lực thúc đẩy sự phát
triển của cả nước. Chủ nghĩa cộng sản phổ biến ở miền Bắc
trong suốt 40 năm nhưng chỉ 16 năm ở miền Nam. Người dân
miền Nam quen với một nền kinh tế thị trường tự do và có thể
dễ dàng đảo ngược để tiến hành hệ thống cũ (thị trường tự do –
ND). Chất xúc tác tốt nhất là những người di cư của họ – những
người Việt ra đi sau năm 1975 và kinh doanh thành công ở Mỹ,
Tây Âu, Úc, New Zealand và các đảo lân cận ở Nam Thái Bình
Dương. Mời họ trở về và khởi động nền kinh tế ở miền Nam bởi
vì họ sẽ muốn giúp đỡ gia đình và bạn bè họ.
Võ Văn Kiệt dường như bị lôi cuốn trước đề nghị này. Bản
thân ông xuất thân từ miền Nam nhưng những người khác,
những nhà lãnh đạo cấp cao hơn muốn sự phát triển phải lan
rộng đều khắp cả miền Bắc và miền Nam. Tuy không nói ra
nhưng họ lo sợ những người di cư sẽ trở về với tư tưởng lật đổ
hay liên quan đến các tổ chức nước ngoài như CIA. Sau nhiều
thập kỷ chiến tranh du kích, họ nghi ngờ tất cả mọi người.
Võ Văn Kiệt bay từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh để gặp
tôi lần cuối. Ông yêu cầu tôi quay lại mỗi năm, nói rằng tôi là
một người bạn thật sự bởi tôi đã đưa ra lời khuyên chân tình và
trung thực mặc dù đôi khi thật khó nghe. Tôi hứa sẽ quay lại
trong 2 năm nữa. Trong thời gian đó tôi sẽ gửi một lực lượng thi
hành nhiệm vụ nghiên cứu các khuyết điểm về cơ sở hạ tầng
của họ và đưa ra lời khuyên về các hải cảng, sân bay, đường sá,
cầu cống, thông tin liên lạc và điện lực.
Các quan chức của chúng tôi tin tưởng Việt Nam muốn
chúng tôi liên kết với họ để gần gũi hơn với Asean và an toàn
hơn với Trung Quốc. Singapore đã từng là đối thủ lớn tiếng nhất