đầu và kết thúc đúng giờ. Những nhà lãnh đạo của họ đều là
những người nghiêm túc.
Cả Võ Văn Kiệt và cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn
Văn Linh, người mà tôi đã gặp ở thành phố Hồ Chí Minh, từng
người đều nói là họ phải đào tạo lại cán bộ của họ về nền kinh tế
thị trường. Một chủ ngân hàng nước ngoài ở thành phố Hồ Chí
Minh nói cho tôi biết họ phải chịu đựng một sự khan hiếm tài
năng được đào tạo bởi nạn chảy máu chất xám trầm trọng.
Họ vẫn rất cộng sản theo cách của họ. Võ Văn Kiệt không
cam kết hứa hẹn gì sau các cuộc thảo luận mà chúng tôi tổ chức
vào buổi sáng và trưa ngày đầu tiên. Ngay sau hai buổi họp này,
tôi được đưa đến gặp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đỗ Mười, người
đã được báo cáo tóm tắt về nội dung hai cuộc thảo luận trong 20
phút kể từ cuộc chia tay của tôi với thủ tướng Võ Văn Kiệt. Võ
Văn Kiệt ắt hẳn đã được sự chấp thuận sau khi tôi gặp Đỗ Mười
bởi vì đêm đó, trong bài diễn văn ở buổi tiệc chiêu đãi, ông đã
đưa ra vấn đề mà tôi đã nói, vấn đề mà trước đây ông đã không
tỏ bất cứ thái độ nào, đó là Việt Nam không nên có quá nhiều
sân bay và hải cảng quốc tế mà nên tập trung xây dựng một sân
bay quốc tế lớn và một hải cảng quốc tế lớn để chúng có thể hòa
nhập vào mạng lưới sân bay và hải cảng thế giới.
Chúng tôi thảo luận về các xí nghiệp quốc doanh (State–
Owned Enterprises – SOE) đang gánh chịu thua lỗ. Họ muốn tư
hữu hóa hoặc bán chúng cho người Lao động và các thành phần
khác. Tôi giải thích phương thức này sẽ không cung cấp cho họ
điều then chốt – sự quản lý có hiệu quả. Hãng hàng không
Singapore thuộc sở hữu nhà nước 100% nhưng nó hiệu quả và
có khả năng sinh lãi bởi nó phải cạnh tranh với các hãng hàng
không quốc tế. Chúng tôi không trợ cấp cho nó; nếu nó không có
lãi thì nó sẽ bị đóng cửa. Tôi đề nghị họ tư hữu hóa các SOE bằng