HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 472

nhưng ông có thể kiểm soát, giảm bớt và quên những đau khổ
này qua việc thiền định. Ông có lo lắng khi các tướng lĩnh cũ của
ông xin ông những lời khuyên hay không? Ông trả lời là không;
khi họ hỏi ông điều này, ông bảo họ đừng bao giờ bàn về công
việc của họ bởi ông đã nghỉ hưu, không còn nghĩ đến những vấn
đề của thế giới. Tuy nhiên, các nhân viên ngoại giao nói với tôi
rằng ông có được sự tôn trọng và quyền lực trong giới quân đội
và có thể vẫn còn ảnh hưởng.

Phương Tây, đặc biệt là Mỹ, tin rằng trừng phạt kinh tế có thể

ép buộc chính phủ trao quyền lực cho Aung San Suu Kyi, người
được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991. Tôi nghĩ điều đó
không thể nào xảy ra được. Quân đội là công cụ cai trị duy nhất
của Myanmar kể từ khi Ne Win cầm quyền năm 1962. Các thủ
lĩnh quân sự có thể bị thuyết phục chia sẻ quyền lực và dân sự
hóa dần chính phủ. Nhưng trừ phi Mỹ hoặc Liên Hiệp Quốc gởi
các lực lượng vũ trang đến để dàn xếp đất nước này như đã làm
ở Bosnia, bằng không thì không thể cai trị nổi Myanmar nếu
không có quân đội. Phương Tây thiếu kiên nhẫn trước những
cam kết xây dựng của Asean và bối rối khi các nhà lãnh đạo
Asean công nhận Myanmar là thành viên vào tháng 7/1997.
Nhưng có cách nào tốt hơn để có được một quốc gia phát triển,
mở cửa và thay đổi dần dần? Ở Campuchia, một lực lượng Liên
Hiệp Quốc giám sát cuộc bầu cử cũng đã không thể đưa được
người đắc cử vào chính phủ vì chính phủ trên thực tế dưới sự
lãnh đạo của Hun Sen đã kiểm soát quân đội, cảnh sát và cơ
quan hành chính.

Các tướng lĩnh cuối cùng sẽ phải điều chỉnh và thay đổi thể

thức chính phủ cho giống với các nước láng giếng Asean. Điều
này sẽ xảy đến sớm hơn nếu họ tăng cường tiếp xúc với cộng
đồng quốc tế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.