họ trên toàn thế giới. Vậy mà Suharto đã hành động y như thể
vẫn còn ở thời kỳ của những năm 60, khi mà thị trường tài
chính bị cô lập hơn và thời gian phản hồi chậm chạp hơn nhiều.
Thật sự phép màu châu Á phải chăng chỉ là ảo ảnh? Trong
nhiều thập kỷ trước khi các công ty trong khu vực vay mượn
tiền từ các ngân hàng quốc tế, các quốc gia này đã có tỷ lệ tăng
trưởng cao, lạm phát thấp và ngân sách ổn định. Các nước nông
nghiệp lạc hậu đã duy trì được sự ổn định, tích lũy tiết kiệm, và
thu hút đầu tư từ các nước phát triển. Người dân của họ làm
việc chăm chỉ và có mức tiết kiệm cao từ 30% đến 40%. Họ đầu
tư vào cơ sở hạ tầng, tập trung cho giáo dục và đào tạo. Họ có
những doanh nhân dám nghĩ dám làm cùng với một chính phủ
thực tiễn và chú trọng đến kinh tế. Những nền tảng kinh tế của
họ vững chắc. Đến năm 1999, hai năm sau cuộc khủng hoảng,
sự hồi phục lại bắt đầu. Những khoản tiết kiệm cao giữ cho mức
lãi suất thấp và tạo ra kết quả phản hồi sớm. Các nhà đầu tư
nước ngoài trở nên lạc quan và quay về với thị trường chứng
khoán, làm tăng tỷ giá hối đoái. Điều này có thể khiến cho một
số nước trì hoãn việc tái cơ cấu các doanh nghiệp và hệ thống
ngân hàng, và có thể sẽ phải trả giá đắt trong tương lai bởi cuộc
khủng hoảng mới.
Tất cả các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đều bị sốc đến tận tâm
can trước sự tàn phá đột ngột tiền tệ, thị trường chứng khoán và
giá trị tài sản của quốc gia họ. Phải mất một thời gian để lặp lại
trật tự. Điều này sẽ xảy ra và nhu cầu hợp tác để tăng sức ảnh
hưởng của các quốc gia Đông Nam Á khi thương lượng với các
cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ sẽ khiến họ xích
lại gần nhau hơn trong khối Asean. Các nhà lãnh đạo Mỹ và
châu Âu sẽ tiếp tục tỏ ra thông cảm và giúp đỡ nhưng phải mất