Tôi không lạc quan về châu Phi. Chưa đầy 10 năm sau khi
độc lập vào năm 1957, Nigeria đã xảy ra cuộc đảo chính và ở
Ghana là một cuộc đảo chính thất bại. Tôi nghĩ lòng trung
thành với bộ tộc của họ mạnh hơn ý thức về tình quốc gia dân
tộc. Đây là một vấn đề đặc biệt ở Nigeria, nơi có sự phân chia sâu
sắc giữa những người miền Bắc Hồi giáo Hausa, và những người
miền Nam theo công giáo hoặc vô thần. Cũng như ở Malaysia,
người Anh đã chuyển giao quyền lực, đặc biệt về quân đội và
cảnh sát, cho người Hồi giáo. Ở Ghana, không có sự phân chia
nam bắc, vấn đề sẽ bớt nghiêm trọng hơn, nhưng thực tế vẫn có
những phân chia bộ lạc rõ rệt. Không giống như Ấn Độ, Ghana
không có một thời gian dài được đào tạo và giám hộ theo những
phương pháp và kỷ luật của một chính phủ hiện đại.
Kỳ hội nghị kế tiếp diễn ra ở London vào tháng 9/1966, khi
đó tôi được gặp nhiều vị thủ tướng không có mặt trong cuộc hội
nghị đặc biệt ở Lagos. Suốt hai tuần ở đó, tôi đã củng cố vị trí
của Singapore trong lòng công chúng Anh và duy trì mối quan
hệ tốt đẹp sẵn có với Wilson, với những bộ trưởng quan trọng
của ông ấy, và với các lãnh đạo của đảng Bảo thủ.
Một lần nữa, vấn đề về Rhodesia lại chi phối toàn cuộc hội
nghị (như nó tiếp tục chi phối trong mỗi cuộc hội nghị cho đến
khi có một sự dàn xếp ổn thỏa tại cuộc họp ở Lusaka vào năm
1979). Các lãnh tụ châu Phi cảm thông sâu sắc đối với đồng bào
châu Phi của họ ở Rhodesia. Họ còn muốn lập sự tín nhiệm
trong chính dân tộc mình. Hơn nữa, việc tập trung chú ý vào
vấn đề đơn phương tuyên bố độc lập (UDI) của Rhodesia đã xóa
khỏi tâm trí của người dân châu Phi những khó khăn cấp bách
về kinh tế và xã hội. Trong số những lãnh đạo da trắng, Lester
Pearson của Canada rõ ràng là người có thiên hướng tự do nhất