ủng hộ sự nghiệp của người châu Phi và những người bị thiệt
thòi về quyền lợi.
Tôi nêu những vấn đề ở Đông Nam Á. Tôi nói rằng Việt Nam
là sự xung đột về hai hệ tư tưởng đối lập, mỗi bên đều quyết tâm
không nhượng bộ vì biết rằng toàn bộ khu vực sẽ bị mất nếu
bên này chịu khuất phục bên kia. Thủ tướng Úc Harold Holt tỏ
vẻ khó chịu khi tôi nói rằng quân đội Úc và New Zealand ở Nam
Việt Nam không chỉ đơn thuần bảo vệ cho nền dân chủ và tự do
của Việt Nam mà họ đang bảo vệ cho những lợi ích chiến lược
của riêng họ. Ông nhanh chóng lấy lại thăng bằng và chấp nhận
quan điểm của tôi khi tôi nói thêm rằng trong lợi ích của họ có
cả sự tồn tại của tôi. Tôi giữ cho mình một quan điểm độc lập
nhằm củng cố phẩm chất của mình để không bị xem là con rối
của người Anh, Úc hay New Zealand, những quốc gia có quân
đội đang bảo vệ Singapore. Tôi thẳng thắn nói rằng sự rút lui
của Mỹ sẽ là thảm họa cho tất cả các quốc gia trong khu vực, kể
cả Singapore. Lời nói đó làm cho quan điểm của tôi được chấp
nhận mặc dù quan điểm thông thường của những lãnh đạo
người châu Phi là chống lại sự can thiệp của Mỹ. Vị trí của
Singapore với các lãnh đạo người châu Phi và châu Á cũng được
cải thiện.
Tại kỳ họp kế tiếp vào tháng Giêng năm 1969 cũng ở
London, với tư cách là chủ tọa, Wilson yêu cầu tôi khai mạc
cuộc hội thảo về sự hợp tác của Khối Thịnh vượng chung. Tôi
mở đầu bằng những nhận xét chỉ trích sự hỗ trợ nhỏ giọt của
phương Tây đối với các quốc gia đang phát triển, sau đó tiếp tục
giải thích những nguyên nhân sâu xa về sự thất bại của họ. Để
tập hợp quần chúng trong cuộc tìm kiếm tự do, thế hệ đầu tiên
của các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc chống thực dân đã
xây đắp những ảo tưởng về sự phồn vinh mà họ không thể thực