nhà lãnh đạo khác và ảnh hưởng đến lập trường của họ đối với
vấn đề này. Tham dự các hội nghị này rất có giá trị. Nhưng tôi đã
tham dự quá nhiều hội nghị và đây là lần cuối cùng của tôi.
Trong suốt các hội nghị của Khối Thịnh vượng chung, mỗi
nguyên thủ quốc gia đều được tiếp kiến Nữ hoàng với tư cách là
người đứng đầu Khối Thịnh vượng chung. Ngoại lệ duy nhất là
vào hội nghị năm 1971 tại Singapore, khi đó vì một số lý do,
chính phủ Heath đã quyết định rằng Nữ hoàng sẽ không tham
dự. Tôi đã thăm Nữ hoàng lần đầu tiên vào tháng 9/1966. Bà ấy
thật xuất sắc trong việc làm cho khách cảm thấy thoải mái mà
lại không tỏ vẻ là làm như vậy, một kỹ năng xã hội đã được hoàn
thiện bằng rèn luyện và kinh nghiệm. Bà hòa nhã, thân mật và
thành thật quan tâm đến Singapore vì cậu của bà, huân tước
Louis Mountbatten, đã từng kể cho bà nghe về khoảng thời gian
ông ở Singapore với tư cách là Tổng tư lệnh quân đồng minh
thuộc Bộ tư lệnh Đông Nam Á.
Khi tôi gặp bà ở London vào tháng 1/1969, bà nói rằng bà lấy
làm tiếc về việc người Anh đã quyết định rút quân khỏi
Singapore. Trông bà có vẻ buồn khi xem một chương quan trọng
của lịch sử nước Anh đi đến hồi kết thúc. Bà đến thăm Singapore
vào năm 1972 để bù đắp lại chuyến viếng thăm mà bà đã không
thực hiện vào năm 1971. Tôi thu xếp để bà xem tất cả những địa
điểm mà huân tước Mountbatten kể với bà; gồm Tòa thị chính,
nơi ông tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật, Isata, nơi ông đã
sống, và nghĩa trang chiến tranh của Khối Thịnh vượng chung
Kranji. Những đám đông lớn tụ tập hai bên đường để chờ xem
Nữ hoàng đi qua. Họ lao đến vây quanh Nữ hoàng bất kỳ khi nào
bà bước xuống xe. Viên thư ký trợ lý riêng của Nữ hoàng, Philip
Moore, từng là phó cao ủy Vương quốc Anh tại Singapore vào
những năm 60, yêu cầu tôi không nên ra lệnh cho các nhân viên