chí cả trong đảng Tự do, đều nhận thức được những ảnh hưởng
làm suy yếu của hệ thống phúc lợi xã hội. Nhưng không ai giải
quyết vấn đề này cho đến khi Margaret Thacher trở thành Thủ
tướng.
Khi ảnh hưởng toàn cầu của Anh thu hẹp, thì quan điểm thế
giới của các bộ trưởng và những nghị sĩ trẻ cũng thế. Vài người
bạn cũ của tôi, những sĩ quan Anh đã từng chiến đấu trong thế
chiến cuối cùng và đã từng phục vụ ở Singapore để bảo vệ chúng
tôi chống lại sự đối đầu của Sukarno, đã so sánh những nhà lãnh
đạo Anh thế hệ trước như những cây sồi với những cành vươn
rộng và bộ rễ sâu. Họ mô tả những nhà lãnh đạo trẻ của họ là
“những cây sồi kiểng”, cũng có hình dáng của cây sồi, nhưng bị
thu nhỏ lại vì phạm vi cắm rễ của chúng đã co lại.
Việc điều chỉnh cho phù hợp với một vị trí quyền lực khác
khá khó khăn đối với nước Anh. Chính đảng Bảo thủ được
Margaret Thatcher dẫn đầu, được tiếp bước bởi John Major, đã
làm đảo ngược chiều hướng tụt dốc. Các nhà doanh nghiệp Anh
trở nên tự tin hơn và lấy sự phục hồi của họ ở Đông Nam Á,
trong đó có Singapore làm mũi xung kích của cuộc phản công.
Đảng Lao động quay trở lại nắm quyền trong cuộc bầu cử năm
1997, thừa nhận những nguyên tắc kinh tế tương tự của thị
trường tự do. Đảng này muốn cắt giảm phần của chính phủ
trong toàn bộ giá trị tổng sản lượng quốc nội (GDP), khuyến
khích xuất khẩu, tăng cường buôn bán và đầu tư ra nước ngoài
để tạo công ăn việc làm ở Anh. Thắng lợi lớn của Margeret
Thatcher và đảng Bảo thủ đã làm xoay chuyển được thái độ của
dân chúng Anh. Điều này buộc đảng Lao động phải đổi mới.
Những thói quen và những quan hệ vốn đã hình thành từ
lâu không dễ dàng thay đổi. Sinh viên của chúng tôi vẫn tiếp tục
sang Anh để được học tập cao hơn. Khi tầng lớp trung lưu của