thành một trong những nhà đầu tư chính của chúng tôi, lớn
hàng thứ tư sau Mỹ, Nhật và Hà Lan. Các nguồn đầu tư của
Singapore ở hải ngoại chủ yếu là vào các nước Đông Nam Á,
ngoại trừ một số đáng kể các doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư
vào Anh, đặc biệt là ngành du lịch. Một trong những công ty lớn
của chúng tôi đã mua một mạng lưới khách sạn ở Anh và Cơ
quan hợp tác đầu tư của chúng tôi mua cổ phần của một mạng
lưới khác với trên 100 khách sạn, với niềm tin rằng ngành công
nghiệp du lịch Anh sẽ tiếp tục phát triển, bất chấp những vấn đề
do những vụ đánh bom của quân đội cộng hòa Ai–len (IRA) gây
ra. Mối liên kết chính của Singapore với châu Âu vẫn là London.
Hàng ngày, chúng tôi có nhiều chuyến bay đến London hơn đến
các thủ đô khác ở châu Âu.
Khi người Anh tuyên bố rút quân vào năm 1968, có một số
bài báo tỏ vẻ bi quan, bao gồm cả bài trên tờ Illustrated London
News đã so sánh sự việc này với sự thoái lui của quân đoàn La
Mã ra khỏi nước Anh khi đêm trường Trung cổ bắt đầu phủ
xuống khắp châu Âu. Song chúng không hề giống nhau. Các
phương tiện truyền thông và giao thông vận tải hiện đại đã đưa
nhiều người Anh đến Singapore hơn so với trong thời kỳ thuộc
địa. Hiện tại, cộng đồng người Anh chỉ ít hơn so với cộng đồng
người Mỹ và người Nhật. Hiện nay ở Singapore có nhiều trường
học của người Anh phục vụ cho con em của khoảng 10.000 gia
đình người Anh, nhiều hơn thời điểm khi chúng tôi còn là thuộc
địa của họ. Hàng trăm người Anh bây giờ tự đến Singapore để
làm việc như những kỹ sư, kiến trúc sư và chuyên viên kỹ thuật
– họ không còn là người tha hương và sống trong những khu
vực tách biệt, mà đã trở thành người địa phương và sống trong
cùng những căn hộ như người Singapore. Lương bổng của
Singapore đã đạt đến bằng mức lương của người Anh. Nhiều