Singapore phát triển, họ đã gởi con cái họ đến Anh để học đại
học. Vào thập niên 90, khoảng 5.000 sinh viên Singapore đang
theo học ở các trường đại học và các trường bách khoa ở Anh.
Các sinh viên tốt nghiệp ở các trường Đại học Oxford và
Cambridge vẫn chiếm ưu thế trong bộ phận ưu tú ở Singapore.
Sức hút của lịch sử là nguyên nhân gây ra sự trì trệ về văn hóa
này, một sự phản hồi chậm trễ đối với những hoàn cảnh đã thay
đổi. Sau khi Anh rút quân thì cường quốc duy nhất còn lại ở
Đông Á là Mỹ. Chúng tôi cần có những sinh viên giỏi nhất của
mình được đào tạo tại đó để hiểu họ và kết giao với những nhà
lãnh đạo tương lai trong các trung tâm xuất sắc của họ. Ngay cả
đến thập niên 90, số lượng sinh viên của chúng tôi ở Mỹ chỉ
bằng hai phần ba so với ở Anh.
Lịch sử đã khóa chặt chúng tôi trong hệ thống giáo dục của
người Anh. Nhiều nghề nghiệp của chúng tôi gắn với các học
viện chuyên nghiệp của Anh: phần lớn là bác sĩ, kỹ sư, luật sư,
kiến trúc sư, kế toán. Những ràng buộc về nghề nghiệp tồn tại
qua tất cả các cấp bậc của xã hội. Tuy nhiên, trong những lĩnh
vực nào đó, chẳng hạn như y khoa, bởi lẽ Mỹ chi khoảng 14%
trong tổng thu nhập quốc dân vào y tế, nhiều gấp đôi Anh, các
bệnh viện và bác sĩ Mỹ trội hơn hẳn. Chúng tôi dần dần hình
thành những mối quan hệ với các học viện của Mỹ. Tuy nhiên,
quá trình đào tạo cơ bản của chúng tôi trong ngành y vẫn theo
kiểu Anh. Và cũng như thế đối với các ngành nghề khác.
Trong suốt nhiệm kỳ của Thatcher trong những năm 80,
việc giao thương giữa Anh và Singapore phát triển đáng kể. Khi
bà khai thông sự lưu thông tư bản, những đầu tư của Anh vào
Singapore đã tăng lên. Họ đi theo một tính chất khác – vào
những sản phẩm giá trị cao như dược phẩm, điện tử và lĩnh vực
hàng không vũ trụ. Vào thập niên 90, một lần nữa Anh lại trở