tiết kiệm thấp, ít cạnh tranh, thiếu hụt tài khoản vãng lai cao và
nợ nhiều, với hầu hết hàng xuất khẩu là khoáng sản và nông
sản. Tôi tin việc cải cách nhiều hơn là không thể tránh khỏi nếu
họ muốn cạnh tranh và hoàn chỉnh việc tái xây dựng nền kinh
tế.
Các biên tập viên báo Tài chính đã hoan nghênh những nhận
định thẳng thắn của tôi. Nhưng các tờ báo nhỏ đã phẫn nộ. Họ
là một phần của vấn đề. Phương tiện thông tin đại chúng phổ
biến của đất nước, bao gồm cả một chương trình truyền hình
nhiều kỳ do Tập đoàn Truyền hình Úc sản xuất năm 1991, đã
miêu tả các thành tựu kinh tế của Đông Á là “một tầng địa ngục
Thế giới thứ Ba với những xí nghiệp bóc lột công nhân tàn tệ, du
lịch sex và những chế độ hà khắc”. Họ hoàn toàn lờ đi sự thật
rằng con số người Đài Loan sau khi học và làm việc ở Mỹ trở về
mang theo kiến thức và công nghệ Mỹ để xây dựng Thung lũng
Silicon của riêng họ đang tăng lên.
Tôi đã đáp lời với giới truyền thông tại câu lạc bộ Báo chí
Quốc gia Úc ở Canberra. Họ đã quên thông báo với dân chúng Úc
về việc chuyển đổi một khu vực gần 2 tỷ người từ nền nông
nghiệp lạc hậu thành những xã hội công nghiệp kỹ thuật cao.
Những đất nước này, gồm cả Trung Quốc, đã sản sinh ra hàng
triệu nhà khoa học, kỹ sư. Các chương trình nghiên cứu phát
triển ở Nhật đã làm cho người Nhật có thể phóng vệ tinh vào
không gian và khảo sát những bí ẩn của công nghệ cấy ghép
gen. Những tiến bộ này không hề được truyền thông ở Úc. Trái
lại, các phương tiện truyền thông Mỹ đã quảng bá sự công
nghiệp hóa và phát triển cao của Đông Á. Mặc dù giới học giả Úc
được thông báo đầy đủ, nhưng dân chúng vẫn không hay biết.
Sự thiếu hiểu biết của dân chúng gây khó khăn cho bất kỳ chính
phủ Úc nào trong việc giành được sự ủng hộ của quần chúng đối