Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Việc gia
nhập của Trung Quốc sẽ gia tăng đáng kể các mối liên kết kinh
tế của nó, dựa trên khuôn khổ các nguyên tắc được thiết lập với
Mỹ và các nước thành viên khác. Điều này dẫn đến mối quan hệ
lợi ích qua lại.
Thỉnh thoảng, chính quyền Mỹ có thể khó hợp tác như trong
suốt nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Clinton (1993–1996).
Sau vụ rắc rối Michael Fay, Singapore đột nhiên trở thành người
không được chấp nhận bởi vì chúng tôi không chịu theo đường
lối tự do kiểu Mỹ đối với việc làm thế nào trở thành một đất
nước dân chủ và phát triển. Tuy nhiên, mối quan hệ của chúng
tôi đã trở nên nồng thắm trở lại sau cuộc khủng hoảng tiền tệ
vào tháng 7/1997. Mỹ nhận thấy chúng tôi là một người đối
thoại có ích. Singapore là quốc gia duy nhất trong khu vực có
nguyên tắc pháp luật và điều lệ ngân hàng vững chắc với sự
giám sát chặt chẽ đã khiến Singapore có khả năng trụ vững
được trước sự tuôn chảy tư bản hàng loạt ra khỏi khu vực. Tại
một cuộc họp khối APEC ở Vancouver vào tháng 11/1997, Tổng
thống Clinton chấp nhận lời đề nghị của Thủ tướng Goh Chok
Tong tổ chức một cuộc họp đặc biệt các quốc gia bị ảnh hưởng
và các thành viên G–7 để thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế
và giúp họ chấn chỉnh lại các hệ thống ngân hàng và khôi phục
niềm tin của nhà đầu tư. Cuộc họp đầu tiên của các Bộ trưởng Bộ
Tài chính G22 được tổ chức ở Washington tháng 4/1998.
Khi cuộc khủng hoảng ở Indonesia trở nên trầm trọng hơn,
các quan chức chủ chốt của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Mỹ có
hội ý kín với các quan chức của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao
của chúng tôi nhằm cố gắng chặn đứng sự giảm giá đồng rupi
của Indonesia. Tổng thống Clinton đã điện cho Thủ tướng Goh
trước khi ông cử Thứ trưởng Bộ Tài chính Larry Summers đến