HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 726

vững chắc và giàu có như Mỹ mới có thể vận hành một hệ thống
như thế.

Bất kể tính công khai của tiến trình chính trị Mỹ, không một

quốc gia nào biết được Mỹ sẽ phản ứng như thế nào đối với một
cuộc khủng hoảng trong khu vực của họ trên thế giới. Nếu tôi là
người Bosnia hay Kosovo, thì tôi sẽ không bao giờ tin rằng Mỹ sẽ
dính líu vào Ban–căng. Nhưng họ đã nhúng tay vào, không phải
để bảo vệ quyền lợi quốc gia cơ bản của Mỹ, mà là để giữ gìn
nhân quyền và chấm dứt các tội ác phi nhân bản do chính phủ
tối cao chống lại chính người dân của nó. Liệu rằng một chính
sách như thế có thể chống đỡ được hay không? Và có thể được
áp dụng khắp thế giới? Tại Rwanda, châu Phi, nó đã thất bại. Do
đó, những người bạn Mỹ tiếp tục nhắc nhở tôi rằng chính sách
đối ngoại của họ thường không phải được điều khiển bởi mối
quan tâm về lợi ích chiến lược quốc gia, mà bởi thông tin đại
chúng của họ.

Mặc dù có nhiều sai lầm và nhược điểm, Mỹ cũng đã thành

công và thành công ngoạn mục. Vào những năm 70 và 80, các
ngành công nghiệp của Mỹ giảm sút so với các ngành công
nghiệp của Nhật và Đức, nhưng họ trở lại mạnh mẽ không ngờ
vào những năm 90. Các công ty kinh doanh của người Mỹ dẫn
đầu thế giới trong việc sử dụng máy vi tính và công nghệ thông
tin. Họ đã khai thác cuộc cách mạng kỹ thuật số để san bằng và
cơ cấu lại các tổ chức của họ, và gia tăng năng suất đến mức
chưa từng có trước đây đồng thời vẫn giữ lạm phát thấp, lợi
nhuận tăng mà vẫn đi trước người châu Âu và người Nhật trong
cuộc cạnh tranh. Sức mạnh của họ là ở tài năng của họ, được
nuôi dưỡng trong các trường đại học, những nhóm chuyên gia
cố vấn, và trong các phòng thí nghiệm R&D (Nghiên cứu và Phát
triển) của các công ty đa quốc gia của họ. Và họ đã lôi cuốn được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.