HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - BÍ QUYẾT HÓA RỒNG - LỊCH SỬ SINGAPRE 1965-2000 - Trang 733

dựng lại một thủ đô gây ấn tượng và thanh lịch nằm trong khả
năng của họ.

Niềm say mê chơi gôn – một môn chơi thanh nhã – rất nổi

bật. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Kosaka đã đưa tôi đến chơi tại
“Câu lạc bộ 300” của ông ta, một trong những nơi xa hoa nhất
tại Nhật, chỉ với 300 hội viên từ các thành phần tinh túy của
giới chính trị và kinh doanh. Các ủy viên ban quản trị hàng đầu
dùng gậy đánh gôn và bóng chơi gôn đắt tiền nhập của Mỹ. Các
gậy chơi gôn sản xuất tại Nhật là loại kém, với tay cầm không
được lợi thế. Tôi đã nghĩ rằng đó là giới hạn về kỹ thuật và khả
năng bắt chước của họ. Nhưng 20 năm sau, các gậy đánh gôn
của Nhật là một trong một vài loại tốt và đắt tiền nhất trên thế
giới.

Công việc quan trọng duy nhất mà tôi đã đưa lên Thủ tướng

Hayato Ikeda là vấn đề “nợ máu”, một yêu cầu cho việc bồi
thường về những hành động tàn ác mà họ đã gây ra trong thời
chiến. Ông ta đã biểu lộ “lòng chân thành thương tiếc” của ông
ta – mà không tạ lỗi – về những điều đã xảy ra. Ông ta nói rằng
dân Nhật muốn bồi thường về “việc làm thiệt hại cho vong linh
của những người đã chết”;
ông ta hy vọng rằng các biến cố này sẽ
không ngăn cản sự phát triển của quan hệ bạn bè giữa nhân dân
hai nước Nhật và Singapore. Vấn đề về việc bồi thường vẫn còn
bỏ ngỏ. Họ muốn tránh việc tạo nên một tiền lệ sẽ dẫn đến việc
khiếu nại dồn dập từ những nạn nhân ở những nơi khác. Ông ta
và các quan chức của ông ta rất lịch thiệp và nôn nóng giải
quyết vấn đề trước khi nó khơi dậy những nỗi cay đắng của quá
khứ. Cuối cùng, chúng tôi đã dàn xếp được “nợ máu” này sau
độc lập vào tháng 10/1966 bằng 50 triệu đôla, trong đó một nửa
là tiền trợ cấp và một nửa là tiền cho vay. Tôi muốn thiết lập các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.