một cường quốc công nghiệp đã hồi sinh. Đó là một buổi lễ
trang nghiêm đậm tính truyền thống. Trong khu vườn thượng
uyển Shinjuku là điện thờ Shinto nguy nga làm bằng gỗ, đặc biệt
dùng cho tang lễ này, với một loại gỗ thông trắng đẹp mà không
dùng một cây đinh nào cả. Mọi người đều mặc những bộ đồ màu
sẫm với áo khoác ngoài, khăn quàng cổ, găng tay hoặc trong y
phục truyền thống. Chúng tôi ngồi dưới một tấm bạt đối diện
với điện thờ này, co ro vì một cơn gió đang thổi đến từ Siberia,
chịu đựng gió rét trong hai giờ rưỡi. Sự sắp xếp của người Nhật
thật tỷ mỉ. Có một khu vực tiếp tân ấm cúng sát bên với các món
ăn nhẹ nóng sốt, và có các phòng nghỉ với các ghế được sưởi ấm.
Mỗi người khách dự lễ được cung cấp những tấm chăn ấm và
những gói riêng biệt, lớn nhỏ, chúng có tác dụng như những cái
đệm có hơi nóng vì khi bao nhựa gói bên ngoài được xé ra thì khí
oxy bắt đầu quá trình phản ứng hóa học. Tôi đặt những cái đệm
nhỏ trong đôi giày dưới mu bàn chân và những đệm lớn trong
mỗi túi áo vét, túi quần và túi áo khoác ngoài. Tội nghiệp Choo
không có cái túi nào trong bộ y phục kiểu Trung Hoa của mình.
Tôi thấy người bên cạnh tôi đã đặt vài đệm có hơi nóng trên chỗ
ngồi của ông ta để giữ cho thân dưới được ấm. Đó là một thử
thách khắc nghiệt hơn so với việc cúi đầu chào ông ta từ đỉnh
mái nhà của cao ốc Cathay ở Singapore. Lúc đó, tôi không thể
tưởng tượng được rằng tôi sẽ đại diện Singapore để tỏ lòng kính
trọng đối với Hoàng đế Nhật tại buổi tang lễ, cùng với Tổng
thống Hoa Kỳ George Bush và Hoàng tử Philip của Anh, là
những đại diện cho hai cường quốc mà lực lượng của Nhật đã
tấn công không báo trước vào ngày 7/12/1941. Tất cả các Tổng
thống hoặc Thủ tướng của các quốc gia lớn và nhiều nước được
viện trợ đều đến dự tang lễ, một vài trường hợp có mặt cả vị