Năm sau, Thủ tướng Tomiichi Murayama của đảng Dân chủ
Xã hội của Nhật cũng đã xin lỗi và cũng đã làm như vậy trong
các chuyến viếng thăm của ông ta lần lượt đến các quốc gia
thuộc Asean. Ông ta đã công khai nói tại Singapore rằng Nhật
cần phải thành thật đối diện với các hành động trong quá khứ
về việc xâm chiếm và chính sách xâm chiếm thuộc địa. Vào dịp
lễ kỷ niệm 50 năm ngày chấm dứt chiến tranh (năm 1995) ông
ta đã một lần nữa biểu lộ tình cảm hối hận sâu xa và xin lỗi chân
tình. Ông ta đã nói: nước Nhật sẽ suy nghĩ sâu sắc về những khổ
đau mà họ đã giáng cho châu Á. Ông ta là Thủ tướng Nhật đầu
tiên đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các thường dân chiến
tranh ở Singapore. Chúng tôi không đòi hỏi ông ta phải làm như
vậy. Ông ta nói rằng làm như vậy để duy trì một tương lai hòa
bình và bền vững ở khu vực. Ông ta dè chừng các tình cảm
ngấm ngầm chống đối lại người Nhật trong khu vực và nhận
thấy nhu cầu cần phải tăng cường thêm mối giao hảo về chính
trị, kinh tế và văn hóa. Những lời xin lỗi của hai Thủ tướng
không thuộc đảng Dân chủ Tự do, ông Hosokawa và ông
Murayama, đã bẻ gãy lập trường không hối lỗi của các chính phủ
Nhật trước đây. Mặc dù đảng Dân chủ Tự do đã không xin lỗi
như vậy nhưng một bộ phận của họ trong chính phủ liên minh
đoàn kết Murayama đã làm điều đó.
Khi ông Ryutaro Hashimoto của đảng Dân chủ Tự do trở
thành Thủ tướng năm 1996, ông ta đã viếng thăm thánh địa
Yasukumi vào tháng 7 năm đó với tư cách cá nhân nhân lễ sinh
nhật của ông ta chứ không phải chính thức. Ông ta đã tỏ lòng
thành kính đối với linh hồn của những người bị chết trong
chiến tranh gồm cả Tướng Hideki Tojo, Thủ tướng trong thời
chiến tranh và cả một vài tội phạm chiến tranh đã bị treo cổ vì
tội ác thời chiến. Sự mâu thuẫn giữa các thái độ này đã để lại