1980 thì thôi, chứ trước kia hễ mỗi lần tôi đến thăm chừng 3–4
ngày, ông ta vẫn thường cùng tôi vòng quanh Đài Loan. Những
lúc trao đổi thoải mái, ông ta thường thông qua tôi để kiểm tra
lại các đánh giá và quan điểm của mình về những sự kiện chính
trị mà ông ta đọc được từ các bản báo cáo. Ông ta cảm nhận một
cách sắc bén tình trạng cô lập của mình trong quan hệ quốc tế.
Từ năm 1973 đến 1990, tôi đến thăm Đài Loan một hoặc hai
lần mỗi năm, gần như lần nào cũng quá cảnh ở Hong Kong.
Quan sát những tiến bộ xã hội và kinh tế của người Hoa ở Đài
Loan với tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 8–10% thật là bổ ích
và hứng thú! Từ một nền kinh tế sử dụng nhiều lao động chân
tay với đồng lương rẻ mạt, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và công
nghiệp dệt, may mặc và sản xuất giày thể thao, họ đã vững bước
hướng tới kinh tế thị trường. Đầu tiên, họ in lậu các sách giáo
khoa đắt tiền về y khoa, pháp luật và các lĩnh vực khác, bán ra
với giá rẻ mạt đến lố bịch. Đến những năm 1980, họ in sách giấy
tốt, bìa cứng và có giấy phép. Đến những năm 1990, họ đã sản
xuất được vi mạch điện tử, bo mạch chính, máy điện toán cá
nhân, máy điện toán xách tay và các sản phẩm công nghệ cao
khác. Tôi đã quan sát thấy một sự phát triển tương tự của nền
kinh tế và mức sống ở Hong Kong. Sự tiến bộ nhanh chóng của
hai khối cộng đồng người Hoa nằm ở vùng biển này đã khích lệ
tôi rất nhiều. Tôi đã rút ra được những bài học hữu ích. Nếu họ
đã thực hiện được điều đó thì Singapore chúng tôi cũng có thể
làm được.
Nhờ không bị bó buộc bởi nền kinh tế do trung ương hoạch
định, người Hoa ở Đài Loan đã thi nhau tiến về phía trước. Đài
Loan, cũng giống như Hong Kong, chỉ có chế độ phúc lợi tối
thiểu. Điều này đã buộc phải thay đổi cùng với việc tổ chức bầu
cử rộng rãi vào đầu những năm 1990. Sự đối lập trong cơ quan