Bằng tại sao ông ta rất tin là Lý Đăng Huy muốn Đài Loan độc
lập. Lý Bằng nói rằng họ đã xem toàn bộ cuốn băng video ghi lại
bài diễn văn của Lý Đăng Huy tại Cornell. Lý Đăng Huy đã
không hề đề cập tới “một nước Trung Quốc” nhưng lại nhấn
mạnh về Đài Loan và gọi là Cộng hòa Trung Hoa khi đề cập đến
Đài Loan. Sự kết tội này đã dẫn đến một cuộc đụng độ nghiêm
trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 1958 ở Quemoy vào
tháng 3/1996 giữa hai bên. Phía Trung Quốc đã dàn quân và
thực hiện những cuộc tập trận ở tỉnh Phúc Kiến đối diện với Đài
Loan và đã bắn cho tên lửa rơi xuống vùng biển gần những cảng
biển quan trọng dọc bờ biển phía Tây Đài Loan.
Để làm dịu tình hình, ngày 3/3/1996, tôi đã khẩn thiết giãi
bày. “Các vị lãnh đạo Trung Quốc đã nói tới tôi như một người bạn
cũ. Với Đài Loan tôi là người bạn cũ hơn. Nếu một trong hai bên bị
thiệt hại, thì sẽ là mất mát đối với Singapore. Nếu cả hai cùng bị
thiệt hại, thì mất mát của Singapore sẽ gấp bội. Singapore sẽ có lợi
khi cả hai đều thịnh vượng, khi cả hai cùng hợp tác và giúp nhau
thịnh vượng”. Tại một cuộc họp báo, Phó Thủ tướng Tiền Kỳ
Thâm kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói rằng đây là
vấn đề nội bộ, và dù tôi biết rõ về Đài Loan hơn phần lớn những
người ngoài, đây không phải là vấn đề dính líu tới những người
bên ngoài. Lời đáp nhẹ nhàng này không làm tôi ngạc nhiên
một chút nào vì nó nằm trong lập trường cơ bản của họ: đây là
vấn đề nội bộ của “Trung Hoa” và sẽ phải được giải quyết trực
tiếp giữa các nhà lãnh đạo của hai phía.
Trong khi đó, Tổng thống Lý bắt đầu bớt nhấn mạnh tính
chất Trung Hoa của Đài Loan. Từ cuối cuộc chiến trong năm
1945 cho đến khi Tưởng Kinh Quốc qua đời năm 1988, các
trường trung tiểu học và đại học của họ đều sử dụng quốc ngữ
(tiếng Quan thoại). Sinh viên, học sinh học lịch sử và địa lý của