nhà lãnh đạo Trung Quốc chẳng bao giờ đếm xỉa tới những lời
này, nhưng tôi cầm chắc rằng có người ở Bắc Kinh đã tận tụy ghi
chép đầy đủ.
Tôi nhận thấy ông ta rất tự tin, uyên bác và nắm vững từng
vấn đề mà ông ta quan tâm. Nhưng Đài Loan bị cô lập, ông ta
không thể hiểu vì sao các nhà lãnh đạo thế giới lại không thông
cảm với Đài Loan như người Nhật. Ông ta coi sự thông cảm và
ủng hộ của Nhật giành cho Đài Loan là rất quan trọng. Ông ta
cũng tin rằng nếu như ông ta tuân theo quan điểm của những
người theo chủ nghĩa tự do Hoa Kỳ và Quốc hội Mỹ về nền dân
chủ và nhân quyền thì Mỹ sẽ bảo vệ ông ta chống lại một Trung
Quốc cộng sản.
Tôi không thể hiểu lập trường của Tổng thống Lý. Một người
bạn cũ của ông ta giải thích rằng cách đào tạo của người Nhật đã
làm cho ông ta thấm nhuần tinh thần võ sĩ đạo của những chiến
binh Nhật. Và ông ta cho rằng ông ta có sứ mạng dẫn dắt nhân
dân Đài Loan đến “miền Đất Hứa”. Người bạn này còn nói thêm
rằng, Lý cũng là một tín đồ Kitô giáo sùng đạo, lại được nung
nấu bởi tinh thần võ sĩ đạo nên ông ta làm theo ý Chúa với bất
kỳ giá nào.
Tháng 6/1995, sau một cuộc vận động hành lang mạnh mẽ,
Tổng thống Lý khiến cho Quốc hội Mỹ thông qua một nghị
quyết nhất trí cho phép cấp thị thực nhập cảnh cho ông ta sang
thăm Cornell, trường học cũ của ông ta. Chuyến viếng thăm đó
và bài diễn văn ông ta đọc tại Cornell đã gây tác động nghiêm
trọng hơn nhiều chứ không như Quốc hội Mỹ trông đợi. Tôi đã
sợ sẽ có phản ứng nhưng không nhận ra chiều sâu của mối nghi
ngờ mà Trung Quốc dành cho Tổng thống Lý và những ẩn ý mà
họ suy ra từ quyết định của Tổng thống Mỹ cho phép thực hiện
chuyến đi này. Cuối năm đó, vào tháng 10, tôi hỏi Thủ tướng Lý